Vay tiền bằng CCCD, tiện dụng đấy…

Gần đây, đi đâu cũng gặp quảng cáo cho vay bằng CCCD. Vậy bản chất của gói vay này là thế nào, những tổ chức tín dụng nào cho vay bằng CCCD và liệu vay như thế có rủi ro gì không?

Vay tiền bằng CCCD là hình thức vay tín chấp, tức là dựa trên uy tín của khách hàng mà duyệt vay chứ không yêu cầu tài sản thế chấp. Vì thế, hình thức vay này phù hợp với người lao động có thu nhập trung bình như công nhân, tiểu thương, tài xế xe công nghệ, lao động tự do… Tuy nhiên, giá trị khoản vay không cao, tối đa cũng chỉ khoảng 30 triệu - 40 triệu đồng, thường thì thấp hơn nhiều. Ngược lại, lãi suất dao động khoảng 20% - 50%/năm, tùy theo việc khách hàng có thể đáp ứng các điều kiện đi kèm không. Các điều kiện đi kèm phổ biến nhất là chứng minh thu nhập ổn định từ 3 triệu - 4 triệu đồng/tháng, có hợp đồng lao động và không nợ xấu. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đi kèm như thế thì phần lớn là không được duyệt vay.

Hầu hết các ngân hàng và đặc biệt là các công ty tài chính đều sẵn sàng cho vay bằng CCCD. Với các ngân hàng, nếu muốn vay bằng CCCD, mà bản chất là vay tín chấp, khách hàng phải là người nhận lương tháng qua tài khoản ngân hàng ít nhất là 6 tháng, 1 năm hoặc có sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng. Với các công ty tài chính, điều kiện vay có thể thoáng hơn, trong đó có thể thay thế việc chứng minh thu nhập bằng việc có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, có đăng ký xe máy, có hóa đơn điện nước chính chủ….

… nhưng nhiều rủi ro!

Ngoài các ngân hàng, công ty tài chính thì còn nhiều cá nhân khác liên tục quảng cáo cho vay bằng CCCD. Hầu hết là hoạt động trái phép và không tuân theo quy định pháp luật, là tín dụng đen. Thủ đoạn là dán quảng cáo ở các cột điện, bờ tường với nội dung cho vay dễ dàng, không điều kiện đi kèm, chỉ cần CCCD và lãi suất thấp. Khi người vay liên hệ, chúng sẽ giở nhiều chiêu trò nhằm chiếm đoạt tài sản. Một là yêu cầu khách hàng gửi đầy đủ hồ sơ vay như các ngân hàng. Vài ngày sau, chúng gọi điện báo hồ sơ không được duyệt và cắt liên lạc. Nhưng thực ra, chúng đã đổi địa chỉ liên hệ, số tài khoản nhận tiền và dùng hồ sơ này để đi vay. Khi khoản vay quá hạn, ngân hàng hay công ty tài chính đến nhà nhắc nợ, khách hàng mới hay mình phải trả một khoản nợ không hề vay. Hai là mạo danh ngân hàng nhận hồ sơ rồi yêu cầu khách đóng phí duyệt vay, hẹn khi giải ngân sẽ trả lại nhưng sau khi khách chuyển khoản, chúng sẽ cắt liên lạc và chiếm đoạt số tiền trên.

Cuối cùng và thường gặp nhất là ngay khi có người liên hệ, chúng sẽ chuyển khoản khoảng 70% - 80% số tiền họ muôn vay. Phần còn lại, chúng gọi là lãi suất trả trước hoặc phí duyệt vay. Tất cả các giao dịch trên đều là online, người đi vay không gặp mặt người cho vay. Đến hạn trả nợ, chúng lại cộng thêm rất nhiều khoản lãi, phí “trên trời”, nâng tổng lãi phí lên đến vài trăm, thậm chí cả nghìn %/năm. Nếu không trả, chúng sẽ dùng mọi thủ đoạn để bôi nhọ danh dự và xâm phạm sức khỏe khách hàng, thậm chí là gia đình, bạn bè khách hàng nhằm gây áp lực phải trả số tiền chúng muốn.

F88 có cho vay bằng CCCD không?

Vay ngân hàng thì không được, vay tín dụng đen thì không dám, vậy chỉ còn cách vay cầm cố, nôm na là cầm đồ. Chuỗi cầm đồ F88 là một trong những địa chỉ vay uy tín nhất và cũng đang triển khai đăng ký vay tiền online. Nhưng dù đăng ký vay F88 online hay trực tiếp đến PGD thì cũng không thể vay bằng CCCD bởi F88 chưa từng triển khai dịch vụ này. F88 nhận cầm cố xe máy, ô tô nhưng chỉ giữ lại cà vẹt xe và cho khách hàng mượn lại phương tiện để đi lại, mưu sinh. Một số cửa hàng cầm đồ khác có cho vay bằng CCCD nhưng đều nhỏ lẻ, tự phát và khách hàng cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đặt vấn đề kẻo dễ vướng vào các cửa hàng cầm đồ là tín dụng đen trá hình.

Minh An