Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao có 4.000 tỷ đồng nghiên cứu khoa học mà chỉ tiêu được 700 tỷ?

Số liệu trên do ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch Tập đoàn Viettel nêu ra khi trao đổi về những khó khăn trong nghiên cứu khoa học công nghệ đảm bảo an toàn an ninh, bảo mật mạng lưới thông tin.

"Nếu tiếp tục đi mua của nước ngoài, chúng ta sẽ không làm chủ được công nghệ, đảm bảo an toàn an ninh mạng lưới, bảo mật thông tin", ông Lê Đăng Dũng nói.

Phát biểu tại diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số, tổ chức chiều 11/12, ông Lê Đăng Dũng cho biết: Viettel xác định hạ tầng viễn thông, nền tảng công nghệ số đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội số.

Lãnh đạo Tập đoàn Viettel nhấn mạnh quyết tâm tự chủ nghiên cứu, sản xuất ra các thiết bị, hệ sinh thái hạ tầng mạng viễn thông và hạ tầng số thực hiện chiến lược "Make in Vietnam".

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc và kiểm tra công tác nghiên cứu, sản xuất thiết bị mạng 5G của Viettel. Ảnh internet
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc và kiểm tra công tác nghiên cứu, sản xuất thiết bị mạng 5G của Viettel. Ảnh internet.

Theo ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), mỗi năm tập đoàn này dành khoảng 4.000 tỷ đồng để nghiên cứu khoa học, nhưng vì cơ chế rất khó nên chỉ tiêu được khoảng 700 tỷ.

Tổng giám đốc Viettel thông tin, hiện tại tập đoàn này đã làm chủ 03 lớp công nghệ 4G, gồm: Lõi, truyền dẫn và truy nhập. Với 5G, tập đoàn đã phát triển thành công thiết bị thu phát và làm chủ thiết kế 2 dòng chipset của công nghệ 5G.

Trong tương lai, Viettel sẽ hướng tới phát triển công nghệ bán dẫn để sản xuất chipset 5G tại Việt Nam và tham gia nghiên cứu 6G, cũng như bắt đầu đặt nền móng cho công nghệ vũ trụ với hệ thống vệ tinh viễn thám.

Tại diễn đàn, ông Lê Đăng Dũng kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy định về việc sử dụng Quỹ Phát triển khoa học công nghệ theo hướng tăng tính chủ động cho doanh nghiệp.

"Mỗi năm Viettel có khoảng 4.000 tỷ đồng để nghiên cứu khoa học, nhưng vì cơ chế rất khó nên chỉ tiêu được khoảng 700 tỷ", ông Dũng nói và khẳng định nếu tiêu được thêm, chắc chắn kết quả nghiên cứu khoa học sẽ được nhiều hơn.

Lãnh đạo Viettel cũng kiến nghị các chính sách đặc thù cho các sản phẩm công nghệ "Make in Vietnam" tại thị trường nội địa: “Hiện nay chúng tôi rất muốn bán các sản phẩm ra thị trường Việt Nam nhưng vướng rất nhiều cơ chế nên các doanh nghiệp Việt chưa thể mua được các sản phẩm công nghệ cao của Viettel”.

Ngoài ra, Viettel cũng kiến nghị Chính phủ xác định đối tác chiến lược về khoa học công nghệ cấp quốc gia, định hướng hợp tác về khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp và cho đất nước.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.