Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao TP. Đà Nẵng giải ngân đầu tư công chậm?

Ngày 29/02, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, công tác giải phóng mặt bằng năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024.

Công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của Đà Nẵng chỉ đạt 82% kế hoạch được giao
Công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của Đà Nẵng chỉ đạt 82% kế hoạch được giao.

Thực trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm

Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, tình trạng cán bộ công chức viên chức né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ tại TP. Đà Nẵng đang ghi nhận những con số hết sức trăn trở.

Điều này không chỉ là nguyên nhân khiến tăng trưởng chưa đạt như kỳ vọng mà còn phủ nhận thành tựu, cố gắng của cả hệ thống chính trị, gây nên sự giảm sút niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với các cấp và chính quyền thành phố.

Thành ủy Đà Nẵng đã nhận diện được 12 biểu hiện của tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức. Trong đó, có một số biểu hiện phổ biến như: Tình trạng cán bộ, công chức, người đứng đầu đùn đẩy, né tránh, giao cho cấp phó, trong khi đó, cấp phó cũng an toàn, đẩy trách nhiệm cho cấp dưới, hoặc kết luận an toàn, yêu cầu bổ sung thêm các trình tự, thủ tục không cần thiết nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian xử lý vụ việc phức tạp; nhiều công việc giải quyết cứng nhắc lấy lệ, tham mưu lòng vòng đưa ra phương án chung chung, không thể hiện chính kiến… Đặc biệt, là thái độ thờ ơ, vô cảm trước những lo lắng của dân, tình trạng giải quyết hồ sơ, đơn thư của công dân thường xuyên trễ hẹn, gây bức xúc.

Về nguyên nhân của thực trạng trên, các ý kiến cho rằng do sự chồng chéo, không thống nhất, đồng bộ giữa các luật, văn bản hướng dẫn dưới luật; nhiều vấn đề khó, vướng, chưa có quy định, hoặc quy định còn chồng chéo, nên tạo tâm lý e ngại trong công tác tham mưu.

Một công trình đầu tư công của Đà Nẵng. Ảnh internet.
Một công trình đầu tư công của Đà Nẵng. Ảnh internet.

Áp lực công việc ngày càng lớn do tinh giản biên chế, trong khi chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức còn thấp, các chế tài cụ thể xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, thậm chí còn nảy sinh tư tưởng “làm ít sai ít, không làm không sai”...

Tìmnguyên nhân chậm giải ngân đầu tư công

Tại Hội nghị đánh giá kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công, công tác giải phóng mặt bằng năm 2023 và triển khai năm 2024 của UBND TP. Đà Nẵng được tổ chức vào ngày 29/02, bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở KH&ĐT TP. Đà Nẵng cho biết, năm 2023, giải ngân đầu tư công của thành phố đạt 6.558 tỷ đồng/7.947 tỷ đồng, bằng hơn 82% kế hoạch được giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (85%), năm 2021 (87%), đồng thời xấp xỉ tỷ lệ bình quân của cả nước (82%) và xếp 43/63 địa phương, chưa đạt mục tiêu 95% theo tinh thần Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo bà Thành Tâm, nguyên nhân giải ngân chậm là do năng lực của một số cán bộ công chức, viên chức của các đơn vị chủ đầu tư, quản lý dự án, giải phóng mặt bằng còn hạn chế; công tác điều hành, phối hợp có lúc có nơi còn thiếu chủ động, quyết liệt.

Khả năng đánh giá, dự báo tiến độ thực hiện các hồ sơ thủ tục, số hộ đền bù giải tỏa, khối lượng xây lắp công trình, số giải ngân từng dự án trong năm của các chủ đầu tư, Hội đồng giải phóng mặt bằng, các sở, ngành chưa sát dẫn đến việc phân bổ kế hoạch vốn đầu năm chưa sát thực tế…

Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh phát biểu kết luận hội nghị
Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh phát biểu kết luận hội nghị

Giám đốc Sở KH&ĐT cũng nêu ra các giải pháp trong năm 2024, trong đó yêu cầu xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, đề cao trách nhiệm người đứng đầu ở các ngành, địa phương. Cá thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân; xem kết quả giải ngân là căn cứ trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân...

Ông Tô Văn Hùng, Bí thư huyện ủy Hòa Vang, cho rằng, công tác giải ngân chậm chủ yếu do giải phóng mặt bằng. Điều kiện để thực hiện dự án là phải có mặt bằng, nếu có mặt bằng sạch thì việc lập kế hoạch, thực hiện đúng thời gian khá đơn giản. Một số dự án rất lớn nhưng vướng một trường hợp giải phóng mặt bằng cũng có thể gây kéo dài.

Còn ý kiến của ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho rằng, cần có sự phối hợp giữa các sở ngành, địa phương trong công tác giải toả đền bù và giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, trong việc phối hợp lại phát sinh vấn đề “quyền anh, quyền tôi”. Thay vì ngồi cùng để bàn bạc và giải quyết thì hiện nay các sở ngành, đơn vị lại chú trọng vào văn bản và theo thủ tục hành chính khi thực hiện văn bản.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng phát biểu chỉ đạo hội nghị
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng phát biểu chỉ đạo hội nghị

“Cán bộ không nghĩ ra giải pháp tháo gỡ mà tìm từ ngữ an toàn nhất trong trách nhiệm của mình khi trả lời các văn bản. Như thế này thì kéo dài thời gian thực hiện công việc” - ông Cường nói.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đề nghị cần giải quyết các vấn đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan, khẩn trương phân bổ vốn đầu tư công; các dự án chuyển tiếp từ năm 2023 phải hoàn thành trong năm này.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng ông Nguyễn Văn Quảng yêu cầu cần làm rõ trách nhiệm và xử lý các tập thể, cá nhân liên quan đến việc chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công. Theo người đứng đầu Thành ủy Đà Nẵng, công tác giải ngân vốn đầu tư công cần phải quyết liệt, thực chất, sát với thực tế.

Bí thư Thành ủyNguyễn Văn Quảng đề nghị Ban cán sự Đảng UBND thành phố báo cáo Ban thường vụ Thành ủy vấn đề thành lập Tổ công tác đặc biệt khoảng 20 người do lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường làm tổ trưởng, tập trung rà soát các điểm nghẽn trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án động lực, trọng điểm.

Hoàng Hữu Quyết

Bài liên quan

Tin mới

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm thứ 8 liên tiếp
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm thứ 8 liên tiếp

Sáng 16/5, Bộ Công Thương công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Lễ công bố nằm trong khuôn khổ Hội thảo ‘Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững’.

Hải Phòng: Tổ chức hội nghị cung cấp Thông tin và giao ban báo chí tuần 20
Hải Phòng: Tổ chức hội nghị cung cấp Thông tin và giao ban báo chí tuần 20

Chiều 16/5, Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Sở Thông tin truyền thông và Hội nhà báo TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 năm 2024 (tháng 5). Đồng chí Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì Hội nghị.

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/5

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/5 của các công ty chứng khoán.

Xử phạt 30 triệu đồng đối tượng kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Xử phạt 30 triệu đồng đối tượng kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng đối với ông Đ.V.H. (trú tại xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Thông cáo báo chí ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương 9
Thông cáo báo chí ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương 9

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc sáng ngày 16/5 tại Thủ đô Hà Nội. Thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương, trong ngày làm việc đầu tiên.

Tạm giam Giám đốc khu di tích Đền Hùng
Tạm giam Giám đốc khu di tích Đền Hùng

Công an TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.