Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam coi trọng, tham gia đầy đủ tiến trình UPR của Hội đồng Nhân quyền LHQ

Ngày 14/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo quốc tế về xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ).

Quang cảnh Hội thảo quốc tế về xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Ảnh: TTXVN

Hội thảo là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động chuẩn bị cho việc xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện của Việt Nam cũng như thúc đẩy triển khai Kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2019.

Hội thảo được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam; đại diện Ban Thư ký Hội đồng Nhân quyền LHQ, đại diện Bộ Ngoại giao các nước Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, đại diện một số cơ quan nghiên cứu, cơ quan phát triển LHQ và Đại sứ quán tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang khẳng định, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương với vai trò trung tâm của LHQ; ủng hộ nguyên tắc công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, đối thoại thực chất, hợp tác hiệu quả trên lĩnh vực quyền con người.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng, tham gia đầy đủ và luôn dành sự quan tâm xuyên suốt đến tiến trình UPR, cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền và đang ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. Với tinh thần đó, Báo cáo giữa kỳ tự nguyện của Việt Nam được xây dựng để cung cấp những thông tin chân thực, toàn diện, phản ánh những cam kết, nỗ lực nhất quán của Việt Nam để tiếp tục ổn định kinh tế-xã hội, bảo đảm quyền con người, nhất là những nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh khó khăn của đại dịch COVID-19.

Về phía LHQ, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam hoan nghênh Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và bảo vệ quyền con người mà minh chứng là quyết định thực hiện Báo cáo giữa kỳ tự nguyện. LHQ đánh giá cao Việt Nam đã chủ động đương đầu với các thách thức trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, sẵn sàng chấp thuận và có hành động triển khai các khuyến nghị trong những lĩnh vực còn khó khăn. Các cơ quan LHQ tại Việt Nam tự hào đã cùng nhau hỗ trợ Việt Nam triển khai ít nhất 75% khuyến nghị được chấp thuận. Đề xuất Việt Nam cần bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số, ông Kamal khẳng định, các cơ quan LHQ ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác hỗ trợ Chính phủ và người dân Việt Nam trong lĩnh vực này.

Hội thảo đã lắng nghe các chuyên gia đến từ Ban Thư ký Hội đồng Nhân quyền LHQ, Bộ Ngoại giao các nước Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản trình bày về kinh nghiệm triển khai các khuyến nghị UPR và xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện của các nước này. Các đại biểu cũng đóng góp ý kiến, thông tin về những khó khăn, thách thức, chia sẻ các bài học kinh nghiệm hay, thực tiễn tốt liên quan trong quá trình xây dựng báo cáo giữa kỳ thực hiện các khuyến nghị UPR tại Việt Nam. Các thông tin, ý kiến này sẽ được tổng hợp, tham khảo trong quá trình xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III của Việt Nam gửi đến Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Cơ chế UPR được ra đời năm 2008 và là một trong những thành công nổi bật của Hội đồng Nhân quyền LHQ do được xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công bằng, không phân biệt quốc gia lớn, nhỏ. Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, Việt Nam đặc biệt coi trọng cơ chế UPR, luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết theo cơ chế UPR, trong đó có việc triển khai các khuyến nghị UPR đã chấp thuận. Kể từ khi cơ chế UPR được thành lập, Việt Nam đã tham gia rà soát 3 chu kỳ UPR vào các năm 2009, 2014 và 2019. Hiện Việt Nam đang triển khai các khuyến nghị chấp thuận theo UPR chu kỳ III trên cơ sở Kế hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 31/12/2019, trong đó có nhiệm vụ xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện.

Các chu kỳ UPR của một nước thường cách nhau thời gian tương đối dài (khoảng 5 năm). Do đó, để kịp thời cập nhật tình hình thực hiện một cách tổng thể nhất, thể hiện sự tích cực, trách nhiệm đối với cơ chế UPR nói riêng, việc thúc đẩy quyền con người nói chung, một số quốc gia đã nộp Báo cáo giữa kỳ lên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Việc nộp Báo cáo giữa kỳ thực hiện các khuyến nghị UPR mang tính chất tự nguyện và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Cho đến tháng 6/2021, có 78 nước đã nộp Báo cáo này lên Hội đồng Nhân quyền LHQ, trong đó chu kỳ III có 15 nước nộp.

Theo Chinhphu.vn

Tin mới

Hôm nay, diễn ra sự kiện Ngày Châu Âu tại Việt Nam vì môi trường sạch
Hôm nay, diễn ra sự kiện Ngày Châu Âu tại Việt Nam vì môi trường sạch

Việt Nam-EU: Chung tay vì một môi trường sạch là chủ đề của sự kiện Ngày Châu Âu tại Việt Nam sẽ diễn ra hôm nay, ngày 12/5, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với sự tham dự đông đảo của các đại biểu trong nước và quốc tế.

Nghệ An: Ban hành kế hoạch tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững
Nghệ An: Ban hành kế hoạch tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững

Tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu hướng đến phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sạch để phát triển theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, và bền vững; thực hiện “xanh hoá” các lĩnh vực quan trọng như sản xuất, lối sống, tiêu dùng bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Tăng trưởng kinh tế năm 2024: Đầu tư công, thu hút FDI, chính sách tài khóa
Tăng trưởng kinh tế năm 2024: Đầu tư công, thu hút FDI, chính sách tài khóa

Trong Báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam 2024-2025, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định: Các biện pháp tài khóa hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công vẫn là những giải pháp chính sách then chốt để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ nền kinh tế.

Nhiều quốc gia hợp tác ngăn chặn hàng giả, giả mạo thương hiệu bán trực tuyến
Nhiều quốc gia hợp tác ngăn chặn hàng giả, giả mạo thương hiệu bán trực tuyến

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế thành lập một lực lượng đặc nhiệm chống buôn bán hàng giả vào cuối năm 2022 và bắt đầu thảo luận cấp chính phủ về vấn đề này vào tháng 4/2024.

Hơn 900 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024
Hơn 900 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Đây là sân chơi bổ ích, thiết thực, đem lại nhiều hiệu quả tốt đẹp cho các doanh nghiệp về xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư xây dựng, thể hiện một sức sống mạnh mẽ của các nhà doanh nghiệp, một sự đổi mới và sáng tạo của ngành xây dựng trên các lĩnh vực.

PC Lạng Sơn: Sửa chữa điện hotline đang góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
PC Lạng Sơn: Sửa chữa điện hotline đang góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

Nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ khách hàng, cũng như đảm bảo an toàn lao động và giảm tổn thất điện năng, những năm gần đây, Công ty Điện lực Lạng Sơn (PC Lạng Sơn) đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp hữu hiệu một cách đồng bộ.