Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam đứng vị trí bao nhiêu trong TOP các quốc gia dẫn đầu về tăng trưởng rừng kể từ năm 2001?

Theo Visual Capitalist, Việt Nam đứng thứ năm trong TOP các quốc gia dẫn đầu về tăng trưởng rừng kể từ năm 2001. Ở Châu Á, diện tích rừng của Việt Nam trên tổng diện tích đất đã tăng gấp đôi kể từ năm 1990. Kể từ năm 2001, diện tích rừng của Việt Nam đã tăng gần 28.000 km2, tăng 23%.

Ngày 12/4, ứng dụng Voronoi Visual Capitalist đã công bố Top 20 quốc gia đứng đầu về tăng trưởng rừng kể từ năm 2001.

Cụ thể, Visual Capitalist nhận định: Trồng rừng là một trong những công cuộc khó khăn vì tốn kém, khó lập kế hoạch và thậm chí còn rất khó để thực hiện khi liên tục gặp nhiều trở ngại như thời tiết, thiên tai, sâu bệnh....

Tuy nhiên, Visual Capitalist  cho rằng, nhiều quốc gia trên thế giới đã ưu tiên trồng lại những khu rừng bị "biến mất" trên bản đồ, đặc biệt là trong hai thập kỷ qua khi biến đổi khí hậu ngày càng dị thường.

Đồng thời, Visual Capitalist đã đưa ra bảng xếp hạng danh sách các quốc gia có độ tăng trưởng rừng theo diện tích tính bằng kilômét vuông (km²) từ giai đoạn 2001 đến 2021. Dữ liệu được Voronoi lấy từ Ngân hàng Thế giới (WB).

Được biết, danh sách các quốc gia được xếp hạng theo mức tăng trưởng rừng tính bằng km2 chứ không phải theo phần trăm thay đổi.

Đồ họa các quốc gia đứng đầu về tăng trưởng rừng kể từ năm 2001. Thiết kế đồ họa: Sam Parker. Nguồn: visualcapitalist.
Đồ họa các quốc gia đứng đầu về tăng trưởng rừng kể từ năm 2001. Thiết kế đồ họa: Sam Parker. Nguồn: visualcapitalist.

Trung Quốc là nước đứng ở vị trí đầu bảng trong danh sách TOP 20 quốc gia dẫn đầu tăng trưởng rừng kể từ năm 2001. Theo đó, Trung Quốc đã mở rộng được diện tích rừng thêm gần 425.000 km2 (gần bằng diện tích của Thụy Điển) trong giai đoạn 2001–2021. Con số này nhiều hơn cả 19 quốc gia tiếp theo cộng lại. Nói một cách tương đối, rừng của Trung Quốc đã tăng gần 1/4 trong hai thập kỷ.

Đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách là Mỹ với hơn 57.000 km2. Xếp ở vị trí thứ ba là Nga với hơn 54.000 km2 và thứ tư là Ấn Độ với hơn 46.000 km2.

Việt Nam xếp thứ năm trong danh sách với 27.745 km2. “Ở Châu Á, diện tích rừng của Việt Nam trên tổng diện tích đất đã tăng gấp đôi kể từ năm 1990. Kể từ năm 2001, diện tích rừng của Việt Nam đã tăng gần 28.000 km2, tăng 23%”, theo Visual Capitalist.

Qua số liệu thống kê của Lâm nghiệp Việt Nam thì, năm 2021 có 14.7 triệu ha chiếm 42% độ che phủ, 2.2 triệu ha (15%) rừng đặc dụng, 4.6 triệu ha (32%) rừng phòng hộ, 7.8 triệu ha (53) rừng sản xuất.

Trong đó, 60% do Nhà nước quản lý và 40% giao hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, 30.5 Tr. tCO2e –phát thải hàng năm, 2010-2020, 69.8 Tr.tCO2e – hấp thụ hằng năm, 2010-2020, 612 Tr. tấn C lưu giữ trong rừng (2020), 80% tại rừng tự nhiên, 5,800 doanh nghiệp chế biến gỗ, 515 doanh nghiệp FDI.

Tương tự, Uzbekistan đã mở rộng diện tích rừng thêm 24%, lên tới khoảng 7.000 km2. Trong khi đó, Chile và Uruguay là hai quốc gia Nam Mỹ duy nhất đã cố gắng mở rộng độ che phủ rừng trong hai thập kỷ qua. Uruguay với mức đáng kinh ngạc là 46%.

Ngược lại, phần còn lại của Nam Mỹ lại đang chứng kiến ​​nạn phá rừng đáng kể.

Dù vậy, bất chấp những nỗ lực tái trồng rừng toàn cầu, thế giới vẫn mất gần một triệu km2 rừng kể từ năm 2001.

Minh An (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thông cáo Báo chí số 1, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí số 1, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Hai, ngày 20/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, nâng cao khả năng cấp nước cho thành phố Hải Phòng
Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, nâng cao khả năng cấp nước cho thành phố Hải Phòng

Ngày 20/5, Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ kỹ thuật toàn diện nhằm nâng cao khả năng cấp nước cho thành phố Hải Phòng.

Cần kiểm soát chặt chẽ hàng hoá tại Hội chợ Xúc tiến thương mại Việt - Tiệp tại Hải Phòng
Cần kiểm soát chặt chẽ hàng hoá tại Hội chợ Xúc tiến thương mại Việt - Tiệp tại Hải Phòng

Theo phản ánh của bạn đọc Thương hiệu và Công luận, tại Hội chợ Xúc tiến thương mại Việt -Tiệp tại TP. Hải Phòng bị trà trộn hàng hoá không rõ nguồn gốc và hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.

Bình Định: Hải quan và doanh nghiệp đối thoại để cùng đồng hành, phát triển
Bình Định: Hải quan và doanh nghiệp đối thoại để cùng đồng hành, phát triển

Ngày 20/5, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Gặp gỡ, đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp năm 2024”. Tại Hội nghị, những khó khăn, vướng mắc và cả những tâm tư, nguyện vọng về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đã được chia sẻ thẳng thắn, chân tình, để rồi cùng nhau đồng hành, phát triển…

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vững vàng niềm tin quyết thắng
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vững vàng niềm tin quyết thắng

Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4, giai đoạn 2019 - 2024 là sự kiện chính trị có ý nghĩa sâu sắc; là dịp để mỗi cán bộ, chiến sĩ đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, thêm vinh dự, tự hào và quyết tâm phấn đấu vươn lên, thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì

Chiều ngày 20/5, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 và cá nhân đồng chí Đại tá Trần Văn Lượng - Tư lệnh Vùng đã vinh dự đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng.