Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam kìm lạm phát dưới mức 4% theo đúng mục tiêu

Với giá dầu liên tục giảm và đang ở mức thấp nhất trong 06 tháng qua, trước cả khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra vào cuối tháng 02/2022, Việt Nam sẽ kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay…

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh doanh thường niên 2022 với chủ đề “Tái tạo tăng trưởng” do Forbes Việt Nam tổ chức tại TP. HCM, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, giảng viên trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng Việt Nam sẽ kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2022 theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm, ngay cả chiến sự giữa Nga và Ukraine có căng thẳng hơn.

Theo ông Thành, áp lực lạm phát với Việt Nam hiện nay là do chi phí đẩy, chủ yếu là giá năng lượng. Do đó, nếu giá dầu thế giới không vượt 120 USD/thùng, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2022 dưới 4%.

Tuy nhiên, nếu giá dầu vượt 120 USD thì việc kiểm soát lạm phát sẽ là thách thức với Việt Nam. Khi ấy, hy vọng điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng không còn, khả năng lạm phát có thể trên 4% khiến cơ quan quản lý phải dùng đến những biện pháp hạ nhiệt như giảm thuế, phí…

Giá xăng dầu liên tục giảm giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đặt ra. Ảnh minh họa, nguồn internet
Giá xăng dầu liên tục giảm giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đặt ra. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Phân tích về giá dầu, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cho rằng, khả năng giá dầu tăng mạnh trở lại cũng không cao. "OPEC+ (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh) không tăng cung nhưng nhìn vào lượng dầu dự trữ, kinh tế toàn cầu suy giảm thì áp lực tăng giá dầu từ nay đến cuối năm cũng mờ nhạt", ông Thành nói.

Trong thời gian gần đây, giá dầu thô liên tục giảm. Sáng ngày 5/8/2022, giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, trước cả khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra vào cuối tháng 02/2022.

Với giá dầu ở mức 100 USD/thùng như hiện nay thì giá xăng tại Việt Nam trong thời gian tới vẫn sẽ có nhiều dư địa để giảm. Theo đó, bức tranh lạm phát của Việt Nam những tháng cuối năm cũng sẽ rất khả quan.

Trước đó, tại toạ đàm "Vòng xoáy lạm phát - Kiểm soát chi phí đẩy" ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2022 tăng 1,92% so với năm 2021. Đây là mức tăng cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy cao hơn mức tăng 0,29% của năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của các năm từ 2017-2020. CPI quý I/2022 của Việt Nam được kiểm soát tốt trong bối cảnh nhiều quốc gia chịu "bão" giá xăng dầu. 

Kịch bản CPI trong những tháng cuối năm 2022
Kịch bản CPI trong những tháng cuối năm 2022.

Trong tháng Hai, một số đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ có chỉ số giá tăng 7,9%, Anh 6,22%, Đức 5,1%, Ý 5,7%, Trung Quốc và Nhật Bản tăng 0,9%. Trong khi đó các nước ASEAN có chỉ số giá tăng tương đồng với Việt Nam, như Malaysia, Indonesia tăng khoảng 2%, trừ Thái Lan tăng cao hơn ở mức 5,3%.

So sánh cho thấy, quý I/2022, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng 1,9% dù đây là mức cao nhưng vẫn kiểm soát tốt trong "vòng xoáy" giá vừa qua.

Trong quý I, giá xăng dầu tăng tác động làm CPI tăng 1,76%. Ngoài ra, giá gas tăng 21,04%, giá vật liệu nhà cửa tăng 8,08%, giá gạo tăng 1,1% là những nguyên nhân chính làm CPI quý I tăng 1,92%.

Ngược lại, chỉ số CPI giảm ở một số nhóm hàng hoá như thực phẩm giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước làm CPI giảm 0,26%, trong đó giá thịt lợn giảm mạnh. Bên cạnh đó, dịch vụ giao dịch giảm 4,24%, giá thuê nhà ở quý I giảm 15,14% so với cùng kỳ. Những con số này cho thấy, quý I/2022 mức giá tăng nhưng đã được quản lý tốt.

Về CPI thời gian tới, ông Nguyễn Trung Tiến cho rằng Việt Nam đang trở lại trạng thái bình thường mới, học sinh quay lại học tập, sản xuất kinh doanh mở lại sẽ tăng mức tiêu thụ lương thực thực phẩm, nhóm này sẽ tác động lên giá tiêu dùng nhiều vì nhóm hàng ăn chiếm đến 33,36%. 

Trong 02 năm qua, các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì Covid-19. Do đó, các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước là cố gắng đáp ứng vốn cho nền kinh tế, bao gồm cả vấn đề lãi suất (3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành cũng như trần lãi suất cho vay…).

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh để chủ động giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Thực tế, trong 02 năm qua, mặt bằng lãi suất cho vay khá thấp. Điều này hỗ trợ rất tích cực cho doanh nghiệp. "Qua theo dõi ,thì chúng tôi thấy rằng đa phần vốn đi vào sản xuất kinh doanh. Như vậy, tín dụng đang tạo điều kiện và hỗ trợ cho nền kinh tế, cũng như khả năng phục hồi của nền kinh tế", ông Nguyễn Đức Long chia sẻ.

H.T (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính phải thực hiện định kỳ chuyển đổi
Vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính phải thực hiện định kỳ chuyển đổi

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BTC quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính tại chính quyền địa phương.

Nghi vấn giá vé máy bay "bất hợp lý": Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin
Nghi vấn giá vé máy bay "bất hợp lý": Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin

Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các cá nhân, tổ chức, khách hàng mua vé máy bay các hãng hàng không Việt Nam thời gian qua (nhất là từ đầu năm 2024 đến nay) phản ánh thông tin, tài liệu xác thực về việc đã phải mua vé máy bay giá cao so với quy định.

Tháng Tư, ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.403 vụ việc vi phạm pháp luật
Tháng Tư, ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.403 vụ việc vi phạm pháp luật

Trong tháng 4/2024, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý: 1.403 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.299,165 tỷ đồng. Chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 15 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 40,387 tỷ đồng.

Bình Thuận: Lan tỏa phong trào gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo
Bình Thuận: Lan tỏa phong trào gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo

Phong trào “Gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo” đang được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bình Thuận cùng với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và 4 hội đoàn thể phát động rộng khắp trong toàn tỉnh đã tạo sự lan tỏa, góp phần thêm nguồn lực giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thanh Hóa tăng cường quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp
Thanh Hóa tăng cường quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp

Chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) có vai trò quan trọng đối với năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Do đó, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

PC Thanh Hóa triển khai Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện
PC Thanh Hóa triển khai Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện

Ngày 7/5, tại trụ sở Công ty Điện lực Thanh Hóa đã diễn ra Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện năm 2024 với sự tham dự của Sở Công Thương và các khách hàng lớn, các khách hàng đặc thù trên địa bàn tỉnh.