Cụ thể, áp mức thuế 53% đối với thép nhập khẩu từ 12 nước gồm Brazil, Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Costa Rica, Ai Cập, Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc, Nam Phi, Thái Lan và Việt Nam, mức thuế 23,6% đối với các đơn hàng nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Nga, Venezuela và Việt Nam, đồng thời áp đặt hạn ngạch hạn chế với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác có xuất khẩu thép và nhôm đến Mỹ hồi năm ngoái.
Ngoài ra, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cũng đề xuất ba lựa chọn cho Tổng thống Trump, bao gồm áp đặt một mức thuế nhập khẩu đại trà đối với thép và nhôm; chọn ra các quốc gia có để áp các mức có thuế cao hơn; hạn chế tổng lượng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ đề xuất mức thuế thấp nhất 53% đối với thép nhập khẩu
Những biện pháp mà Bộ Thương mại đề xuất đồng nghĩa Mỹ sẽ tăng lượng sản xuất nhôm, thép lên tới 80%. Hiện công suất sản xuất thép và nhôm của Mỹ lần lượt đạt 73% và 48%.
Trước đề xuất tăng thuế xuất đối với mặt hàng nhôm, thép, một số nghị sĩ và người tiêu dùng Mỹ cho rằng nên cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất tăng thuế để tránh làm gián đoạn nguồn cung hoặc gây tăng giá đối với các vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô, vật dụng gia đình, chế tạo máy bay đến xây dựng.
Trước đó, hồi tháng 4 năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ đã mở cuộc điều tra nhằm xác định liệu việc nhập khẩu nhôm ồ ạt có đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ hay không. Cuộc điều tra này tương tự cuộc điều tra về việc nhập khẩu thép được thông báo trước đó. Trước đó, Tổng thống Trump từng cam kết sẽ hành động để bảo vệ các công nhân làm việc trong ngành nhôm, thép trước việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm này.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định việc sử dụng vấn đề an ninh quốc gia để áp đặt các loại thuế đối với các sản phẩm nhôm, thép có thể châm ngòi một cuộc chiến thương mại với các đối tác thương mại của Mỹ, làm suy yếu hệ thống thương mại thế giới dựa trên các luật lệ quốc tế, cũng như gây tổn hại đến triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
Ngọc Linh