Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam lọt top 11 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 20 năm qua

Tại sự kiện bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 ngày 12/9, trong báo cáo “Hiệu quả vượt trội: Các nền kinh tế mới nổi với sức tăng trưởng cao và những doanh nghiệp hậu thuẫn” của Viện Toàn cầu McKinsey (MGI) cho thấy, Việt Nam nằm trong số 11 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trong khoảng thời gian ngắn.

Trong 71 nền kinh tế được phân tích từ Báo cáo trên, 18 nền kinh tế được đánh giá là “đạt hiệu quả vượt trội hơn. 7 nền kinh tế đã tăng trưởng GDP bình quân đầu người hơn 3,5% trong vòng 50 năm, từ năm 1965 đến năm 2016.

Các nền kinh tế này, bao gồm: Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan. 11 nền kinh tế khác có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, trong khoảng thời gian ngắn hơn, đạt mức 5% mỗi năm trong 20 năm kể từ năm 1996 đến 2016. Đó là: Azerbaijan, Belarus, Campuchia, Ethiopia, Ấn Độ, Kazakhstan, Lào, Myanmar, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.

Việt Nam lọt top 11 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 20 năm qua - Hình 1

Bà Anu Madgavkar (giữa) tại Lễ công bố Báo cáo “Hiệu quả vượt trội: Các nền kinh tế mới nổi với sức tăng trưởng cao và những doanh nghiệp hậu thuẫn”

Trong báo cáo nêu bật hai yếu tố then chốt tạo nên sự tăng trưởng vượt trội. Thứ nhất, các nền kinh tế vượt trội hơn có xu hướng phát triển một nghị trình hỗ trợ tăng trưởng cho các lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân nhằm thúc đẩy năng suất, tăng thu nhập và nhu cầu. Các bước thúc đẩy tích lũy vốn, bao gồm tiết kiệm bắt buộc (trong một số trường hợp).

Chính phủ các nước này có khuynh hướng đầu tư phát triển năng lực, nhanh nhạy, luôn cởi mở cho việc thử nghiệm và sẵn sàng điều chỉnh và áp dụng các thông lệ toàn cầu phù hợp với bối cảnh thực tế trong nước. Quan trọng hơn, các chính sách cạnh tranh mà các quốc gia này thực hiện đã tạo động lực để tăng năng suất, tăng cường đầu tư và gia tăng số lượng các doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao.

Thứ hai là vai trò nổi bật của các doanh nghiệp lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Trong giai đoạn 1995 - 2016, doanh thu mà các doanh nghiệp này đóng góp vào GDP của các nền kinh tế đang phát triển có sức tăng trưởng vượt trội đã tăng gấp gần ba lần - từ khoảng 22% GDP lên đến 64% GDP. Con số đó nhiều gấp hơn hai lần so với các nền kinh tế đang phát triển khác. Giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp tăng trưởng vượt trội đóng góp vào GDP cũng nhiều gấp đôi tỷ trọng của các doanh nghiệp khác, tăng từ 11% năm 1995 lên 27% năm 2016.

Bà Anu Madgavkar- Phó tổng giám đốc Tư vấn chiến lược kinh doanh quốc tế, người thực hiện Báo cáo, cho rằng, trong 15 năm qua, Việt Nam là một trong rất ít quốc gia trên thế giới có nhiều đổi mới về công nghệ, giúp cải thiện về năng suất, tăng tính cạnh tranh. Với nền tảng lực lượng lao động có kỹ năng nghề nghiệp, Việt Nam cần tận dụng lợi thế này trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. “Tuy nhiên, các nền kinh tế ASEAN cần lưu ý tới vấn đề già hóa dân số.

Theo đó, đến năm 2030, khoảng 10% dân số khu vực ASEAN sẽ ở độ tuổi 65 trở lên. Do đó, lợi thế nhân công sẽ trở thành bất lợi trong tương lai. Cùng với đó, nhiều vấn đề như nhân khẩu học, đô thị hóa, dịch chuyển lao động cũng cần được xem xét”, bà Anu Madgavkar nhấn mạnh.

Theo bà Anu Madgavkar, các nền kinh tế mới nổi sẽ chiếm xấp xỉ 50% tăng trưởng toàn cầu vào năm 2030, và con số này có thể tăng lên 72% nếu các nước này có thể nâng cao năng suất để GDP toàn cầu đạt mức tăng thêm 11 ngàn tỷ USD. Động lực tăng trưởng mạnh mẽ đó sẽ tiếp tục thúc đẩy cơ hội cho hợp tác thương mại giữa các nước đang phát triển.

Hằng Vương (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 7/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự nhiều hoạt động quan trọng trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đặc biệt là lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành được tổ chức tại sân vận động tỉnh Điện Biên.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình đã có báo cáo ban đầu về vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Bảo tàng Hải Phòng ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân
Bảo tàng Hải Phòng ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân

Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng Bùi Thị Nguyệt Nga vừa cho biết, hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”, vào ngày 11/5 tới, lần đầu tiên Bảo tàng Hải Phòng sẽ cho ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân trong khuôn khổ Trưng bày Bảo vật quốc gia.

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong

Chiều 6/5, thông tin từ lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), trên địa bàn phường Kỳ Liên vừa xảy ra một trận mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp một lán trại của công nhân thi công móng cột đường dây điện 500 kV, khiến 7 người thương vong.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh

Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương nghiên cứu và đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và Trung tâm kho cảng LNG tại Khu kinh tế Vũng Áng.