Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam mở đặc khu kinh tế như Thâm Quyến?

Trong 3 thập kỷ, người Trung Quốc đã kh

Trong 3 thập kỷ, người Trung Quốc đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi xây dựng Thâm Quyến từ “chỗ không có gì” trở thành một đặc khu kinh tế giàu có.


Cực tăng trưởng và nơi thử nghiệm

Năm 2013, theo chỉ số phát triển của Down Jones, Thâm Quyến (Trung Quốc) đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng các trung tâm tài chính toàn cầu.

Sự giàu có của Thâm Quyến được GS Lý Quốc Hoa, trợ lý Hiệu trưởng Viện Kinh tế, Đại học Thượng Hải (Trung Quốc) mô tả: tổng tài sản, thu nhập, quy mô lãi đứng đầu, số lượng công ty quỹ đứng thứ 2 toàn quốc. Đây là nơi tập trung những người khổng lồ của ngành tài chính Trung Quốc. Tổng giá trị gia tăng ngành này đã chiếm 13,8% tỷ trọng GDP quốc gia. Thế nhưng, hơn 30 năm trước, “vốn khởi điểm” cho kế hoạch thành lập đặc khu kinh tế ở đây gần như là “chẳng có gì”.

Một câu chuyện khác được ông Parth Shri Tewari, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới Singapore dẫn ra: Singapore hông có một giọt dầu nào nhưng đã trở thành nơi trung chuyển dầu của cả thế giới. Diện tích nhỏ, dân số ít, tài nguyên không có nhưng sau 50 năm, Singapore đã có tốc độ tăng GDP trung bình tới 10,2%/năm.

Đó chỉ là hai trong hàng loạt ví dụ điển hình được các chuyên gia kinh tế nêu ra tại Hội thảo khoa học về mô hình đặc khu kinh tế cho Việt Nam ở Quảng Ninh ngày 20/3. Một câu hỏi được đặt ra: Liệu Việt Nam có thể có những đặc khu kinh tế như vậy?

GS Vương Đình Huệ, Trưởng Ban kinh tế Trung ương chia sẻ: “Đặc khu kinh tế sẽ tạo ra các cực tăng trưởng, kích hoạt các vùng kinh tế và nền kinh tế phát triển. Đây cũng là nơi để thử nghiệm các thể chế cơ chế mới trước khi áp dụng cho toàn quốc”.

Trên thực tế, ý tưởng xây dựng đặc khu kinh tế ở Việt Nam đã có từ năm 1997 nhưng đến năm 2002, mới bắt đầu hiện thực hóa với việc thí điểm khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam). Tháng 10/2013, kết luận Hội nghị Trung ương 8 đã một lần nữa nhấn mạnh chủ trương này khi nêu rõ: cần sớm xây dựng một số khu hành chính- kinh tế đặc biệt

GS Huệ cho rằng, Việt Nam cần phải sớm xây dựng Luật về Đặc khu kinh tế. Ngoài ra, cần vận động các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có ảnh hưởng lớn về tài chính, công nghê. Cùng đó, khi xây dựng đặc khu kinh tế thì thể chế hành chính và kinh tế tại đây phải được thiết kế hiện đại, mang tầm quốc tế, có sức cạnh tranh vượt trội so với các khu khác trên thế giới.

Đừng sợ sai

Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một đặc khu kinh tế nào đúng nghĩa mà mới có tiền thân của mô hình này. Đó là các khu công nghiệp, khu kinh tế tự do.

Ông Huệ cho biết: “Việt Nam đã có 18 khu kinh tế ven biển, song còn thua kém nhiều, không đủ sức cạnh tranh với các khu kinh tế tự do khác trong khu vực và trên thế giới. Thể chế ở các khu này tuy vượt trội so với khu công nghiệp, nhưng chỉ tập trung ưu đãi về thuế, tiền thuê đất… Hầu như, chưa có những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đầu tư ở các khu kinh tế này. Một số ít nhà đầu tư có các dự án lớn, nhưng lại ít có dự án có công nghệ hiện đại’.
đặc-khu-kinh-tế, Thâm-Quyến, tăng-trưởng, đầu-tư-công, cải-cách-thể-chế, tái-cơ-cấu, khu-kinh-tế, Chu-Lai, cụm-công-nghiệp, Tập-đoàn

GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn Lâm khoa học xã hội và nhân văn chia sẻ: “Điểm mấu chốt chính là xây dựng một thể chế hiện đại và vượt trội và chuẩn mực. Về kinh tế, phải đảm bảo tính tự do cạnh tranh, về mặt hành chính, phải có tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm”.

“Thế giới có 500 Tập đoàn kinh tế đa quốc gia lớn nhất thì 80% đã đổ về Trung Quốc. Việt Nam sẽ thu hút được bao nhiêu người khổng lồ này đến lập bản doanh”, GS nói.

Như ông Thắng phân tích, cái khó là làm thế nào hình thành một đặc khu kinh tế trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay?.

Ông nhấn mạnh, sẽ cần một quyết tâm chính trị rất lớn mới làm được. Khi xây dựng thể chế vượt trội đó thì không nên “sợ sai”. Vì phải có làm mới biết đúng hay sai. Nếu thể chế không đột phá, tư duy sợ sai thì khó mà có thể bứt phá.

Ông Andrew Grant Giám đốc hợp danh cao cấp, lãnh đạo khối toàn cầu Khối khu vực công Tập đoàn Mc Kinsey, Singapore chia sẻ: “muốn xây dựng đặc khu kinh tế, không thể một sớm một chiều mà phải có nhiều cân nhắc lớn. Thất bại của các khu kinh tế là điều thường gặp, khi ước có 50% các khu kinh tế hoạt động kém hiệu quả so với mặt bằng nền kinh tế chung của quốc gia. Hầu hết, các đặc khu kinh tế sẽ phải mất hơn một thập kỷ trước khi được coi là thành công”, ông Andrew nói.

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã ví von: “Đặc khu kinh tế là cái tổ cho phượng hoàng đến đẻ trứng. Nếu ta làm tổ cho gà thì sẽ không thể nào có phượng hoàng đến đẻ trứng được”.

Hội nghị trung ương 8 đã chọn ba khu kinh tế tiêu biểu để ‘nâng cấp” thành đặc khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Vân Phong (Khánh Hào).

Ngoài ra, theo GS Vương Đình Huệ, có những địa điểm có thể được lựa chọn tiếp như ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà- Rịa, Vũng Tàu, hình thành các tuyến phát triển ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tại phía Bắc, một số nơi có thể xem xét như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Tại Miền Trung, những điểm vàng ven biển như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định cũng được nhắc đến.

Theo Vietnamnet

Tin mới

Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?
Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?

Gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư hiện nay tỉ lệ giải ngân khá thấp. Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thì đối tượng ở gói vay này do Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì quy định, còn Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện cho cho vay. Chương trình này có thể kéo dài đến năm 2030.

Giá cà phê hôm nay 20/4: Giá trong nước giảm nhẹ
Giá cà phê hôm nay 20/4: Giá trong nước giảm nhẹ

Giá cà phê trong nước giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước, tuy nhiên vẫn giữ ở mức cao. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là trên 122.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 121.200 đồng/kg.  

Sắp công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng Việt Nam và Hội thảo thương hiệu ngân hàng
Sắp công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng Việt Nam và Hội thảo thương hiệu ngân hàng

Ngày 26/4/2024, tại trung tâm sự kiện MRD Place (Thái Hà, Hà Nội), Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam (công ty cung cấp dich vụ Tư vấn xây dựng thương hiệu và Nghiên cứu thị trường - Mibrand Việt Nam) sẽ tổ chức hội thảo với chủ đề: “Thương hiệu ngành ngân hàng - Các yếu tố để trở nên vượt trội” và vinh danh Top 30 thương hiệu ngân hàng Việt Nam. 

Giá vàng hôm nay 20/4: Vàng trong nước lao dốc
Giá vàng hôm nay 20/4: Vàng trong nước lao dốc

Vàng trong nước đồng loạt giảm nhẹ, mất mốc 84 triệu đồng/lượng bán ra, trong khi đó, vàng thế giới tiếp tục đà tăng.

Thực trạng câu chuyện xây dựng thương hiệu gắn với phát triển xanh
Thực trạng câu chuyện xây dựng thương hiệu gắn với phát triển xanh

Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng thương hiệu gắn với phát triển xanh, phát triển bền vững là yêu cầu bắt buộc. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến tới đâu và còn gặp những khó khăn gì cần được hỗ trợ tháo gỡ? Ông Lại Tiến Mạnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam (công ty cung cấp dich vụ Tư vấn xây dựng thương hiệu và Nghiên cứu thị trường) sẽ chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh câu chuyện này.

Điều chỉnh vốn đầu tư công theo hướng chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm
Điều chỉnh vốn đầu tư công theo hướng chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm

Người đứng đầu chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước pháp luật và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục dự án và mức vốn đầu tư công trung hạn bố trí cho từng dự án; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.