Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam: Tiềm năng lớn về tiêu dùng bán lẻ

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang là một trong những thị trường có tiềm năng lớn về tiêu dùng bán lẻ của khu vực châu Á khi tốc độ đô thị hóa nhanh, người dân có thu nhập ngày càng tăng và ưa chuộng các dịch vụ hiện đại tiện ích.

DN ngoại tung hoành...

Có 70% nhà bán lẻ ngoại đang tập trung vào mở rộng các cửa hàng tiện ích, tạo nên diện mạo mới cho thị trường.

Xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian rất ngắn, nhưng Circle K Việt Nam đã phát triển chóng mặt với hàng trăm cửa hàng tại 4 thành phố là Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, Vũng Tàu.

Cửa hàng tiện lợi của Vinmart cũng đang dần chiếm lĩnh thị trường. Mới đây, 8 siêu thị Queenland Mart sẽ chính thức thay đổi và chuyển sang nhận diện theo đúng tiêu chuẩn của siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart+.

Trước đó, Vinmart cũng đã mua lại toàn bộ hệ thống của Fivimart và 87 cửa hàng Shop & Go. Hiện nay, tại thị trường TP. HCM, hệ thống Vinmart đã đẩy mạnh con số lên là 52 cửa hàng.

Circle K đang dần Circle K đang dần "tung hoành" thị trường Việt

Tương tự, Saigon Co.op cũng bắt đầu chiến dịch mở rộng quy mô để chiếm lĩnh thị trường.

Cuối tháng 6/2019, cùng với tuyên bố rút khỏi thị trường bán lẻ Việt Nam của Auchan Reatil (Pháp), Saigon Co.op đã “nhanh tay” mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị của hệ thống này.

Theo đó, Saigon Co.op nhận chuyển giao tất cả các hoạt động Auchan tại Việt Nam, gồm 15 cửa hàng hoạt động bán lẻ lẫn thương mại điện tử và hơn 200 nhân viên đang làm việc cho Auchan. Như vậy, hiện mạng lưới của Saigon Co.op đã lên tới 125 siêu thị Co.opmart trải dài từ Bắc đến Nam...

Năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 11,7% so với 2017. Đây là mức tăng trưởng đột phá và cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang thiếu một chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam (VECOM), Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh nhất châu Á với tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ duy trì ở mức cao, khoảng trên 10%/năm. Năm 2018, TMĐT Việt Nam tiếp tục phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng trên 30% với quy mô thị trường TMĐT lên tới khoảng 7,8 tỷ USD.

Nhiều DN ngoại, khi đầu tư vào Việt Nam, đang có xu hướng mới là TMĐT - vừa nhanh chóng lại tiện lợi.

DN nội phải làm gì?

Trong bối cảnh CMCN 4.0, để tận dụng tốt cơ hội, vượt qua thách thức, các DN cần lựa chọn mô hình bán lẻ trực tuyến phù hợp theo nguồn lực và khả năng của mình.

Theo đó, cần xây dựng và lựa chọn các kênh bán lẻ trực tuyến như bán hàng trên website, bán hàng qua trang mạng xã hội... DN cũng có thể lựa chọn kênh bán hàng qua hệ thống sàn TMĐT, cũng như lựa chọn mô hình trên các sàn TMĐT.

TGĐ điều hành Công ty THT Việt Nam, Lê Phú Toàn cho rằng, từ sự kiện Parkson đóng cửa 4 trung tâm, chuỗi bán lẻ Auchan Reatil (Pháp) đóng cửa toàn bộ cửa hàng tại Việt Nam, bài học quan trọng nhất đó là DN muốn tồn tại, phát triển được thì phải liên tục thay đổi theo nhu cầu của thị trường. Nếu vẫn giữ nguyên nếp kinh doanh cũ trong một hoàn cảnh mới, dễ thất bại.

Việt Nam lọt danh sách một trong những thị trường hấp dẫnViệt Nam lọt danh sách một trong những thị trường hấp dẫn

Rõ ràng, để đứng vững và có thể cạnh tranh với các DN ngoại, các nhà bán lẻ Việt Nam không chỉ “ngồi lại bên nhau, dự báo khả năng đối thủ, bàn bạc giải pháp”, mà cần phải có sự liên kết, hợp tác, thậm chí có thể sáp nhập, để tăng quy mô, tận dụng thế mạnh của nhau. Nếu không, sớm hay muộn, các nhà bán lẻ trong nước sẽ bị DN ngoại thâu tóm.

GĐ Sàn TMĐT xuyên biên giới B2C (Sàn Fado) Phạm Tấn Đạt nêu: Trong một nền kinh tế đang tràn ngập hàng nhập lậu, hàng xách tay và nhiều kênh nhập khẩu không chính thống, bên cạnh ứng dụng KH&CN, DN Việt cần có chiến lược dài hạn để tăng sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần và tăng trưởng lâu dài.

Điều quan trọng là phải biết ứng dụng KH&CN, bởi đối với TMĐT, nếu không tận dụng được sức mạnh KH&CN thì chi phí vận hành, quản lý rất cao và nhân tố tiện lợi không được đảm bảo, trong khi đây là một trong những yếu tố quan trọng - thúc đẩy người tiêu dùng mua trực tuyến.

Nguyên An

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024
Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024

Chiều 29/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư – 2024. Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của Bình Định…  

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.