Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vingroup trao 40 tỷ đồng học bổng đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ trong nước

Ngày 24/11, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF) trao tặng 300 suất học bổng, tổng giá trị 40 tỷ đồng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh xuất sắc thuộc 13 khối ngành. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Vingroup trao học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước, nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao cho đất nước.

Lễ công bố và sơ kết 2 năm các chương trình học bổng và đào tạo của VinIF diễn ra chiều ngày 24/11/2021
Lễ công bố và sơ kết 2 năm các chương trình học bổng và đào tạo của VinIF diễn ra chiều ngày 24/11/2021.

 Năm nay, Ban tổ chức đã nhận 626 hồ sơ của những ứng viên ưu tú trên cả nước - số lượng ứng viên đăng ký tham gia cao nhất từ trước tới nay. Vượt qua ba vòng xét chọn, 300 ứng viên tiêu biểu nhất (gồm 150 học viên cao học và 150 nghiên cứu sinh Tiến sĩ), thuộc 13 lĩnh vực từ Kinh tế, Giáo dục đến Khoa học - Công nghệ, đã được trao học bổng. Đây đều là những nhà khoa học trẻ xuất sắc, với tổng cộng 748 bài báo quốc tế, 1.322 công trình nghiên cứu, 17 giải nghiên cứu khoa học cấp Bộ và 57 giải thưởng, danh hiệu học thuật cấp quốc gia. Đặc biệt, trong số đó, có 12 thủ khoa tốt nghiệp đại học, 11 ứng viên được chuyển tiếp sinh từ bậc đại học lên Tiến sĩ và 20% nghiên cứu sinh nhận bằng Thạc sĩ từ nước ngoài.

Với sự đồng hành của Quỹ VinIF và VinBigdata, các học viên sẽ được nhận học bổng trị giá 150 triệu đồng/năm dành cho chương trình Tiến sĩ và 120 triệu đồng/năm dành cho chương trình Thạc sĩ. Tổng mức tài trợ của VinIF đối với 300 suất học bổng được trao năm nay là 40 tỷ đồng.

GS. Vũ Hà Văn (Giám đốc Khoa học VinIF và VinBigData) khẳng định: VinIF luôn theo đuổi mục tiêu kết nối trí thức trẻ, kỳ vọng là nguồn tinh hoa kiến tạo sự phát triển toàn diện của Việt Nam
GS. Vũ Hà Văn (Giám đốc Khoa học VinIF và VinBigData) khẳng định: VinIF luôn theo đuổi mục tiêu kết nối trí thức trẻ, kỳ vọng là nguồn tinh hoa kiến tạo sự phát triển toàn diện của Việt Nam.

 Tại lễ trao Học bổng, GS. Vũ Hà Văn (Giám đốc Khoa học VinIF và VinBigData) khẳng định: “Việt Nam sở hữu tiềm lực lớn để tiến nhanh trong công cuộc phát triển khoa học - công nghệ, bắt kịp khu vực và thế giới, nhưng cần một bệ phóng vững chắc để đội ngũ nghiên cứu trẻ chuyên tâm phát triển ngay trong nước. Chương trình học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ được quỹ VinIF triển khai thường niên nhằm mục tiêu đó. Qua các năm, nhờ những nỗ lực dài hạn và bền bỉ của VinIF, một mạng lưới trí thức trẻ, thuộc đa dạng lĩnh vực, đang dần hình thành và kết nối, kỳ vọng sẽ là nguồn lực tinh hoa kiến tạo sự phát triển toàn diện của Việt Nam”.

Chia sẻ tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT) cho biết: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao tại Việt Nam đã và đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách không chỉ ở cấp quốc gia mà còn là vấn đề của các tổ chức, đơn vị đào tạo cũng như của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, những chương trình học bổng thường niên mà Quỹ VinIF đang triển khai đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo động lực và cơ hội để bứt phá trong tương lai.”

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT) đánh giá cao những nỗ lực của Quỹ VinIF trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT) đánh giá cao những nỗ lực của Quỹ VinIF trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam.

Chương trình Học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước được VinIF triển khai từ năm 2019, hướng tới mục tiêu thay đổi tư duy và văn hóa tài trợ, đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, kiến tạo bệ phóng cho đội ngũ trí thức trẻ, từ đó, đẩy mạnh sự phát triển của mạng lưới tri thức tại các trường, viện trên cả nước.

Tiêu chí nhận học bổng là các ứng viên có thành tích học tập, nghiên cứu khoa học xuất sắc trong vòng hai năm trước thời điểm nộp hồ sơ, sở hữu các giải thưởng, đồng thời xây dựng được định hướng nghiên cứu cụ thể, có ý nghĩa thiết thực đối với cộng đồng và đặc biệt phải có thư giới thiệu của các nhà khoa học uy tín trong ngành. Quy trình tuyển chọn khắt khe và minh bạch, gồm ba vòng đánh giá, thẩm định được thực hiện bởi Hội đồng Khoa học gồm 70 chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ uy tín trong và ngoài nước.

PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương (Giám đốc điều hành VinIF) tổng kết lại hành trình kết nối và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của Quỹ sau 2 năm
PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương (Giám đốc điều hành VinIF) tổng kết lại hành trình kết nối và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của Quỹ sau 2 năm.

 Sự kiện trao Học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước 2021 nằm trong khuôn khổ Lễ công bố và sơ kết hai năm các chương trình học bổng và đào tạo của Quỹ VinIF. Tính đến nay, VinIF đã thu hút tổng cộng gần 1.600 hồ sơ của các ứng viên ưu tú, tiếp nhận tài trợ cho hơn 750 học viên cao học, nghiên cứu sinh xuất sắc nhất. Trong đó, nhiều nhà khoa học trẻ đã hoàn thiện chương trình, xây dựng thành công nghiên cứu cấp quốc gia, quốc tế và góp phần giải quyết những bài toán khó của xã hội. Đây là minh chứng khẳng định sức hút, uy tín và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của VinIF đối với cộng đồng khoa học - công nghệ Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 9/2021, VinIF cũng đã công bố tài trợ 11 tỷ đồng, trao tặng 30 suất học bổng sau Tiến sĩ trị giá 30 triệu/tháng. Bên cạnh học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ và sau Tiến sĩ, VinIF còn triển khai 05 chương trình khác, bao gồm Tài trợ dự án khoa học, công nghệ; Hợp tác, tài trợ sự kiện khoa học; Tài trợ khóa học ngắn hạn và giáo sư thỉnh giảng; Tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu và Lưu giữ các giá trị Văn hoá, Lịch sử. Qua đó, VinIF đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái toàn diện về nghiên cứu - đào tạo - kết nối và chia sẻ tri thức trên đa dạng lĩnh vực, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

 Dự kiến trong tháng 12, Quỹ Đổi mới Sáng tạo VinIF sẽ công bố kết quả tài trợ Dự án Khoa học và Công nghệ năm 2021. Chương trình nhằm hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam tạo ra những công trình nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, những giải pháp công nghệ có tính ứng dụng cao, từ đó gắn kết nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp. Thông tin chi tiết về chương trình, xem thêm tại đây.

 PV

 

Tin mới

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024

Ngày 23/4, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chủ trì tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024 theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Thanh tra thành phố, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Xây Dựng và UBND quận Hồng Bàng.

Cà Mau thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Cà Mau thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu theo nội dung Công điện số 26/CĐ- TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Bế mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Bế mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 23/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 32.

Lạng Sơn: Tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương và ở các tỉnh,
Lạng Sơn: Tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương và ở các tỉnh,

Ngày 23/4, tại thành phố Lạng Sơn, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương và ở các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương qua 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới".

ASEAN có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới
ASEAN có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới

Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Nhiều nước EU không dám mạo hiểm cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine
Nhiều nước EU không dám mạo hiểm cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine

Patriot là hệ thống tên lửa dẫn đường có thể đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, để sản xuất một hệ thống Patriot cần nhiều thời gian, có thể lên tới 2 năm.