Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Đề xuất địa điểm xây dựng nhà máy gạch không nung công suất lớn

Sở Xây dựng Vĩnh Phúc vừa có văn bản gửi UBND tỉnh, đề nghị chấp thuận địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nguyên liệu gốm sứ và sản xuất gạch không nung, công suất 25 triệu viên/năm, của Công ty CP Chế biến XNK khoáng sản Vĩnh Phúc tại Khu công nghiệp Tam Dương I.

Vĩnh Phúc: Đề xuất địa điểm xây dựng nhà máy gạch không nung công suất lớn - Hình 1

Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng nhà máy của Sở Xây dựng Vĩnh Phúc

Ngày 21/02/2017, Công ty CP Chế biến XNK khoáng sản Vĩnh Phúc (Công ty khoáng sản Vĩnh Phúc) đã có Văn bản số 07/CV và hồ sơ dự án đầu tư đề xuất xây dựng Nhà máy chế biến nguyên liệu gốm sứ và sản xuất gạch không nung với quy mô 120.000 tấn bột nguyên liệu gốm sứ/năm và sản xuất 25 triệu viên/năm; tổng mức đầu tư khoảng 45,964 tỷ đồng.

Quy mô sử dụng đất khoảng 4,79 ha với một số hạng mục chính, như: Phân xưởng chế biến nguyên liệu gốm sứ; phân xưởng gạch không nung; kho chế biến nguyên liệu đã sơ chế; khu tập kết nguyên liệu thô; sân phơi gạch thành phẩm; khu nhà hành chính; hồ nước…, các công trình phụ trợ.

Vị trí xây dựng dự kiến tại xã Kim Long, thuộc lô CN-10 trong phạm vi QHCT Khu công nghiệp Tam Dương I.

Sau khi xem xét đề nghị của của Công ty khoáng sản Vĩnh Phúc và tổng hợp ý kiến của các sở, ngành liên quan như Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Khoa học & Công nghệ, Ban quản lý các Khu công nghiệp, UBND huyện Tam dương…, ngày 24/5/2017, Sở Xây dựng đã có Văn bản số 1651/SXD-QHKT gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Tại văn bản này, Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh chấp thuận vị trí địa điểm nghiên cứu lập dự án Nhà máy chế biến nguyên liệu gốm sứ và sản xuất gạch không nung; vị trí tại đồi Rừng Vàng, thuộc xã Kim Long (Lô CN-10 trong phạm vi QHCT KCN Tam Dương I – khu vực 3).

Đồng thời, đề nghị Công ty khoáng sản Vĩnh Phúc lập dự án chính thức gửi BQL các Khu công nghiệp tổ chức thẩm định, báo cáo UBND tỉnh, xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy chấp thuận chủ trương, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Văn bản cũng nhấn mạnh, sau khi KCN Tam dương I – khu vực 3 được hình thành và đi vào hoạt động, Công ty khoáng sản Vĩnh Phúc phải cam kết với chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng thực hiện đúng quy chế của khu công nghiệp…

Trước đó, tại Văn bản số 625/STNMT-CCQLĐĐ ngày 29/3/2017 của Sở Tài nguyên & Môi trường Vĩnh Phúc về việc tham gia ý kiến về địa điểm dự án ĐTXD Nhà máy chế biến nguyên liệu gốm sứ và sản xuất gạch không nung cũng, nêu rõ: Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, huyện Tam Dương đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 22/01/2014, vị trí thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến nguyên liệu gốm sứ và sản xuất gạch không nung của Công ty khoáng sản Vĩnh Phúc là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, do nằm trong Khu công nghiệp Tam Dương I – khu vực 3.

Vĩnh Phúc: Đề xuất địa điểm xây dựng nhà máy gạch không nung công suất lớn - Hình 2

Sản xuất gạch không nung không gây ô nhiễm môi trường

Có thể nói, Văn bản số 1651/SXD-QHKT của Sở xây dựng Vĩnh Phúc là việc làm kịp thời, thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại Văn bản số 311/UBND-NN5 về việc giải quyết những tồn tại, vướng mắc tại mỏ đá Tam Quan của Công ty khoáng sản Vĩnh Phúc.

Trong đó, giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề xuất di chuyển xưởng nghiền và chế biến khoáng sản của Công ty khoáng sản Vĩnh Phúc trong khu vực mỏ đá ra khu vực khác. Qua đó, giúp doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất và mở rộng hướng đầu tư, phát triển.

Chia sẻ với phóng viên, ông Đường Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty khoáng sản Vĩnh Phúc cho biết: Nhà máy gạch không nung được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu về gạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với sản xuất gạch truyền thống; tạo thêm nhiều việc làm với mức thu nhập cao cho lao động địa phương.

Do vậy, công ty rất mong lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cùng các sở, ngành, quan tâm để doanh nghiệp sớm hoàn tất các thủ tục về đầu tư.

Long Trần – Tuấn Anh

Tin mới

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động
Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn. Nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm.

Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%
Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I của các năm từ 2020-2023.