Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Hơn 4 nghìn lao động phải tạm nghỉ việc từ đầu năm

Trong 8 tháng đầu năm, tỉnh Vĩnh Phúc có 40 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, 140 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc giảm quy mô sản xuất; hơn 14.000 lao động bị ảnh hưởng và khoảng 4.000 lao động phải tạm nghỉ việc do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Trong 8 tháng đầu năm, tỉnh Vĩnh Phúc có 40 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, 140 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc giảm quy mô sản xuất; hơn 14.000 lao động bị ảnh hưởng và khoảng 4.000 lao động phải tạm nghỉ việc do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Công ty TNHH MTV YUN Việt Nam (Vĩnh Tường)
Công nhân lao động tại Công ty TNHH MTV YUN Việt Nam (Vĩnh Phúc)

Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 13/7/2021 về việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ, đến nay, các sở, ngành chức năng đã hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.581 đơn vị, hơn 174.000 lao động với tổng kinh phí giảm mức đóng đến tháng 9/2021 đạt trên 15,3 tỉ đồng.

Hỗ trợ hơn 2,1 tỉ đồng cho 489 lao động thuộc diện tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; 3,71 triệu đồng cho 1 lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Hỗ trợ hơn 9,7 tỉ đồng cho 55.787 trẻ em và người đang cách ly y tế, đang điều trị Covid-19; hơn 29,6 triệu đồng cho 8 viên chức hoạt động nghệ thuật và lao động là hướng dẫn viên du lịch; hơn 4,4 tỉ đồng cho 2.948 lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do); gần 700 triệu đồng cho 575 lao động ngừng việc.

Toàn tỉnh đã có 87 hộ kinh doanh được hỗ trợ 261 triệu đồng; 3 cơ sở giáo dục vay vốn trả lương ngừng việc và phục hồi sản xuất, kinh doanh với số tiền hơn 384 triệu đồng; 1 doanh nghiệp được hưởng chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 19,3 triệu đồng.

Việc phải ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng hay giảm quy mô sản xuất chủ yếu là do thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị; sức mua của nền kinh tế giảm; khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa; việc nhập cảnh của các chuyên gia nước ngoài.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp có lượng khách hàng ổn định nhưng do lệnh phong tỏa, hạn chế đi tại nhiều tỉnh, thành khiến hoạt động giao thương hạn chế, nhiều hợp đồng bị hủy bỏ, hoãn, giãn gây sụt giảm kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập có lượng khách hàng còn thấp và gặp khó khăn trong tiếp cận khách hành dẫn đến khó duy trì hoạt động, buộc phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư, thậm chí xem xét đến việc chấm dứt dự án đang hoặc sẽ thực hiện.

Cụ thể, trong 40 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tại Vĩnh Phúc, có 15 doanh nghiệp gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, 10 doanh nghiệp gặp khó về vốn, điều kiện làm việc.

Trong 140 doanh nghiệp phải dừng hoạt động, có 20 doanh nghiệp gặp khó về nguyên liệu sản xuất, 30 doanh nghiệp khó khăn về thị trường tiêu thụ, 20 doanh nghiệp thiếu lao động, 30 doanh nghiệp thiếu vốn, 10 doanh nghiệp gặp khó khăn về thủ tục hải quan và 30 doanh nghiệp khó khăn về điều kiện làm việc.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất, Vĩnh Phúc đã nới lỏng một số quy định, tạo điều kiện cho việc đi lại, di chuyển của các chuyên gia, người lao động; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng lao động; ưu tiên tiêm vắc xin cho lao động trong các khu, cụm cộng nghiệp.

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc duy trì hiệu quả hoạt động của Tổ công tác giúp việc Chủ tịch UBND tỉnh; kịp thời tiếp nhận các thông tin phản ánh, tham mưu các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Đồng thời, thông qua các buổi kiểm tra trực tiếp tại các doanh nghiệp của lãnh đạo tỉnh và từ các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp tại các hội nghị trực tuyến, tọa đàm “Doanh nghiệp hỏi chính quyền trả lời”, UBND tỉnh vừa chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết số 105/NQ của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19; rà soát, nghiên cứu xem xét các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chi phí phun khử khuẩn, tiền xe bus, tiền thuê trọ cho công nhân, tiền điện, nước.

Vĩnh Phúc cũng gửi văn bản kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành ban hành cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ; hỗ trợ, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp cung ứng vật tư trong nước để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu ổn định, không phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu; có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về logistics; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Sớm ban hành quy định cho phép doanh nghiệp áp dụng linh hoạt thời gian làm việc thêm giờ trong thời gian không phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Thành phố Móng Cái tổ chức chương trình “Biển đảo nơi địa đầu Đông Bắc”
Thành phố Móng Cái tổ chức chương trình “Biển đảo nơi địa đầu Đông Bắc”

Ngày 20/4, tại đảo Vĩnh Thực, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai mạc chương trình “Biển đảo nơi địa đầu Đông Bắc” với chuỗi hoạt động trọng tâm tại hai xã đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Trung và các hoạt động sôi nổi tại các phường ven biển Bình Ngọc, Trà Cổ, thu hút hàng ngàn người tham gia.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tán thành chủ trương thành lập thành phố thứ năm
Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tán thành chủ trương thành lập thành phố thứ năm

Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra nghị quyết tán thành chủ trương thành lập một số phường thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Các ngân hàng Trung ương Châu Á tăng cường bảo vệ tiền tệ
Các ngân hàng Trung ương Châu Á tăng cường bảo vệ tiền tệ

Các ngân hàng Trung ương Châu Á đã tăng cường bảo vệ tiền tệ khi nỗ lực chống lại sức mạnh của đồng đô la ở Châu Á phải đối mặt với thách thức mới từ diễn biến xung đột ở Trung Đông.

Việt Nam lần đầu chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Theo số liệu thống kê của cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng mạnh ở mức 23,86% so với cùng kỳ, đạt gần 112,9 triệu SGD.

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.