Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị, nhà trường:

Nghiêm túc triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai của ngành; chủ động phối hợp với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, cơ quan chức năng tại địa phương, trong công tác tổ chức các biện pháp ứng phó với mưa lũ và các thiên tai khác để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên và người lao động;

Thường xuyên cập nhật tin tức, tình hình bão lũ, thiên tai và không được chủ quan, lơ là, thực hiện nghiêm túc chế độ trực, kiểm tra, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống; chú ý tuyên truyền, giáo dục học sinh nâng cao ý thức ứng phó với thiên tai; chủ động rà soát các điều kiện đảm bảo trường học an toàn, nhắc nhở học sinh giữ an toàn khi đi lại trên các tuyến đường, khu vực sông, hồ…

 

Bão số 3, cây to bật gốc tại đường Bà Triệu, thành phố Vĩnh Yên (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Các nhà trường, linh hoạt tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thời tiết, ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn theo tình hình địa phương, đơn vị; đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, đảm bảo chất lượng giáo dục.

Đối với các đơn vị do ảnh hưởng mưa lũ, học sinh không thể đến trường học trực tiếp, các đơn vị, trường học phối hợp với phụ huynh học sinh rà soát các điều kiện đảm bảo tổ chức dạy học trực tuyến, quản lý học sinh đảm bảo an toàn khi sử dụng phương tiện học trực tuyến.

Đối với học sinh không tham gia học trực tiếp/trực tuyến được, nhà trường tổ chức dạy bù, đảm bảo kiến thức trong thời gian học sinh nghỉ học...

Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị, UBND các huyện, thành phố, quan tâm chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp, hỗ trợ các nhà trường trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý kịp thời khắc phục thiệt hại do thiên tai (nếu có) và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, người lao động của các nhà trường.

PV