nCoV tồn tại trong cơ thể bệnh nhân nặng trung bình 19 ngày và 24 ngày đối với bệnh nhân nguy kịch, theo nghiên cứu mới tại Trung Quốc.
Để có kết luận này, 19 bác sĩ tham gia phân tích bệnh án của 191 bệnh nhân tại Trung Quốc. Đứng đầu nhóm nghiên cứu là bác sĩ Fei Zhou ở Viện Hàn lâm Y khoa Trung Quốc, công bố kết quả trên Lancet hôm 11/3.
Thời gian tồn tại ngắn nhất của nCoV trong đường hô hấp của người khỏi bệnh là 8 ngày. Một số trường hợp, virus lưu lại tới 37 ngày
Trong số bệnh nhân có 135 người ở Bệnh viện Jinyintan và 56 ở Bệnh viện phổi Vũ Hán. 137 bệnh nhân đã xuất viện, 54 người tử vong tại bệnh viện. Các thông số được nhóm nghiên cứu phân tích bao gồm nhân khẩu, lâm sàng, phương pháp điều trị và dữ liệu trong phòng thí nghiệm.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy virus tồn tại 19-24 ngày trong cơ thể bệnh nhân nặng hoặc nguy kịch. Với người bệnh sau khi xuất viện, nCoV còn tồn tại trung bình 20 ngày. Thậm chí nCoV có trong đường hô hấp của bệnh nhân cho tới khi họ qua đời.
Thời gian tồn tại ngắn nhất của nCoV trong đường hô hấp của người khỏi bệnh là 8 ngày. Một số trường hợp, virus lưu lại tới 37 ngày.
“Kết quả này có ý nghĩa quan trọng cả trong quyết định cách ly bệnh nhân và hướng dẫn về thời gian điều trị kháng virus”, nhóm nghiên cứu kết luận.
Hiện nay, thời gian cách ly phòng dịch theo khuyến cáo là 14 ngày. Tuy nhiên nếu một người vẫn có khả năng lây bệnh trong thời gian dài sau khi các triệu chứng biến mất, họ có thể gieo rắc mầm bệnh sau khi hết cách ly.
Hiện tại tình hình dịch Covid-19 đặc biệt gây lo ngại tại Hàn Quốc, Iran và Ý, nơi dịch có thể tràn sang nhiều nước châu Á, Trung Cận Đông và châu Âu. Đại dịch đang trở nên nhãn tiền. Trả lời RFI, ông François Renaud, giám đốc nghiên cứu Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), chuyên gia về các bệnh dịch truyền nhiễm, nhấn mạnh đến quyền lực rất hạn chế của WHO trong việc tác động đến chính sách y tế nội bộ của các nước, và lo ngại về tình hình rất thiếu thông tin - cùng với thông tin sai lạc, bị bóp méo phổ biến - về bệnh dịch hiện nay, khiến rất khó có được các đánh giá sát với diễn biến bệnh dịch. Theo ông, chống dịch như ''cứu hỏa'', hơn bao giờ hết cộng đồng quốc tế cần ngồi lại để thảo luận kỹ càng về khủng hoảng dịch Covid-19, và đây cũng là dịp để cải tổ triệt để phương thức hợp tác quốc tế trước các tình trạng khẩn cấp nói chung mà nhân loại phải đối mặt.
Trang Nguyễn