"Chúng tôi có thể khẳng định rằng ở đây không có sự cố ý phân biệt chủng tộc. Chúng tôi đã thiếu nhạy cảm và mắc lỗi kiểm duyệt," ông Hiltrud Werner, thành viên phụ trách pháp lý trong ban giám đốc Volkswagen cho biết.

"Cũng thay mặt Ban giám đốc, tôi chính thức xin lỗi vì đã khiến mọi người bị tổn thương do thiếu nhạy cảm về văn hoá," ông Werner nói.

Ảnh minh hoạẢnh minh hoạ (Ảnh: internet)

Clip quảng cáo trên cả Instagram và Twitter của Volkswagen có độ dài chỉ khoảng 10 giây, với hình ảnh bàn tay da sáng màu đẩy và búng một người đàn ông da đen vào trong quán cà phê Petit Colon, không cho đến gần một chiếc Golf mới màu vàng đậu trên phố.

Truyền hình Đức diễn giải rằng có thể hiểu bàn tay da sáng màu đang làm cử chỉ thể hiện quyền lực của người da trắng, còn những chữ xuất hiện trên màn hình sau đó chính là nội dung phân biệt chủng tộc - “Der Neue Golf" (Golf mới), những chữ có thể đảo thành từ ám chỉ người da đen bằng tiếng Đức.

Petit Colon là quán cà phê có thật ở Buenos Aires, Argentina, gần nhà hát Teatro Colon. Trong tiếng Pháp, cụm từ này có nghĩa là "thực dân nhỏ".

Juergen Stackmann, người phụ trách hoạt động marketing của VW, cho biết ban đầu ông nghĩ quảng cáo này là giả.

"Chúng tôi đáng bị chỉ trích về sự thiếu nhạy cảm về văn hoá trong sự việc lần này, và với tư cách là thành viên Ban Giám đốc, phụ trách hoạt động marketing và sau bán hàng, tôi chịu trách nhiệm về việc này".

Đây không phải lần đầu tiên Volkswagen mắc sai lầm về văn hoá kiểu này. Hồi tháng 3 năm ngoái, CEO của công ty có vẻ như đã bóng gió nhắc tới một slogan từ thời Phát xít Đức. Khi đó, ông Herbert Diess đã nói "EBIT macht frei", sau đó xin lỗi và giải thích rằng ông không hề muốn dẫn tới sự so sánh với khẩu hiệu "Arbeit macht frei" (Việc làm miễn phí) ghi trên cổng các khu trại tập trung Auschwitz trong thời phát xít Đức. EBIT trong câu của ông Diess là viết tắt của "Doanh thu trước thuế và lãi" và ông muốn nhấn mạnh sự tự do trong hoạt động của Volkswagen sẽ giúp gia tăng lợi nhuận.

Hà Trần