Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vụ Hồ Hương Sen (Tiên Lãng - Hải Phòng): Không có cơ sở pháp lý để đòi đất ao

Thực hiện kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất để làm nhà ở, đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đồng ý, thời gian vừa qua Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã tổ chức san lấp mặt bằng diện tích hồ Hương Sen với diện tích hơn 4000m2 đối diện cổng chợ Đôi- thị trấn Tiên Lãng huyện Tiên Lãng và tháo dỡ ngôi nhà nổi trên hồ mà thị trấn đã xây dựng năm 1983. Tuy nhiên, trong quá trình thi công một số người dân  đã mang tre róc ra khu đất Hồ Hương Sen cắm và đòi đất cản trở lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.

Khu đất đang được san lấp

Trước đây và trong quá trình thi công UBND huyện Tiên Lãng đã nhận được đơn đề nghị của ông Phạm Ngọc Hân sinh năm 1945, sinh quán thôn Cựu Đôi xã Minh Đức (nay là thị trấn Tiên Lãng) huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng, thường trú tại phường Bạch Đằng, Hạ Long Quảng Ninh ghi ngày 10/12/2014 về việc đề nghị xem xét và giải quyết cho anh chị em (gia đình ông) được thừa kế và sử dụng ao thả cá… tại vị trí ao có tên Hương Sen, thuộc địa bàn thị trấn Tiên Lãng.

Sau khi nhận được đơn của ông Hân, UBND huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND thị trấn kiểm tra, xem xét các căn cứ đối chiếu với quy định của Luật đất đai và các tài liệu hiện có, UBND huyện Tiên Lãng cho biết: “Theo  hồ sơ quản lý đất đai của UBND xã Minh Đức (nay là thị rấn Tiên Lãng) từ năm 1973 thể hiện khu đất này là đất công, do tập thể quản lý. Đến năm 1986 kiểm tra chỉnh lý bản đồ vẫn giữ nguyên đăng ký đất như năm 1973. Ngày 11/8/1982 đã có quyết định số 445/QĐ-UB giao 1500m2 đất tại vị trí ao hồ ngõ chợ Đôi (vị trí đất ông Hân và gia đình đang kiến nghị) cho Hợp tác xã mua bán huyện để sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở vật chất phục vụ vào sản xuất kinh doanh. Thực hiện quyết định của giao đất của UBND huyện. Hợp tác xã mua bán (sau đó là công ty mua bán huyện) đã xây nhà nối Hương Sen trên diện tích được UBND huyện giao và quản lý toàn bộ diện tích ao (theo hiện trạng) đến khi công ty giải thể(1990) bàn giao nguyên hiện trạng cho UBND huyện quản lý từ đó đến nay. Như vậy liên tục từ khi nhà nước thiết lập hồ sơ quản lý đất đến nay (32 năm) diện tích đất ao do tập thể nhà nước quản lý không thể hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ của công dân tại vị trí thửa đất này.”

Căn cứ những quy định của pháp luật và hồ sơ quản lý đất đai địa phương, UBND huyện Tiên Lãng đã có văn bản trả lời số 1809UB-VP ngày 29/12/2014 và văn bản sô 252CV-UB ngày 24/5/2005 của UBND huyện Tiên Lãng về việc trả lời ông Phạm Ngọc Hân với nội dung : “ UBND huyện Tiên Lãng  không chấp nhận việc đòi thừa kế quyền sử dụng đất ao Hương Sen của ông Phạm Ngọc Hân.”

Theo nội dung phản ánh trong đơn thư của ông Hân : “thì diện tích hồ Hương Sen thuộc quyền sử dụng của gia đình hai cụ Phạm Ngọc Oánh và Nguyễn Thị Chính. Hai cụ đã mất để lại quyền thừa kế diện tích đất 06 sào  cho con cháu”.

Tuy nhiên khi UBND huyện Tiên Lãng yêu cầu ông Hân đưa ra những căn cứ xác định thửa đất trên thuộc quyền sử dụng của gia đình cụ Oánh và những giấy tờ thừa kế hợp pháp đất hồ nêu trên thì ông Hân không đưa ra được những căn cứ có giá trị pháp lý nào.

Việc một số cá nhân có ký xác nhận: “ ao trước cổng chợ Đôi trước đây là của gia định cụ Oánh”. Nhưng theo hồ sơ quản lý đất đai còn lưu trữ từ năm 1973 trở lại đây, diện tích ao đó do nhà nước quản lý thể hiện tại quyết định 445/QĐ –UB ngày 11/8/1982 do ông Đỗ Đình Trình- chủ tịch UBND huyện ký trong đó ghi rõ : “cấp cho đơn vị hợp tác mua bán huyện Tiên Lãng Hải Phòng được sử dụng 1500m2 (ao trước ngõ chợ Đôi) thuộc khu đất Hợp tác xã Minh Đức, để sử dụng vào việc xây dựng cơ sở vật chất của Hợp tác xã”.

Việc một số cá nhân và ông Đỗ Đình Trình viết giấy xác nhận ngày 23/3/1995 vào thời điểm ông không còn làm chủ tịch UBND huyện (Ông Trình làm chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng thời kỳ 1979-1984) nên những căn cứ trên không thể là một văn bản pháp lý. Như vậy, đất ao hồ trên không thuộc quyền sử dụng của Ông Hân.

Tuy nhiên, chiều ngày 20/1/2015 có một nhóm người mà đứng đầu là ông Phạm Ngọc Hân đã mang tre róc ra khu đất Hồ Hương Sen cắm và đòi đất cản trở lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Đây là việc làm trái với quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Sau vụ việc trên UBND huyện Tiên Lãng đã nhận được những phản ứng bức xúc từ người dân và cán bộ đảng viên về việc làm sai trái của ông Hân.

Nguyễn Năm – Quỳnh Nga

Tin mới

VN-Index hôm nay: Rủi ro ngắn hạn cao, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu
VN-Index hôm nay: Rủi ro ngắn hạn cao, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân một phần theo chiến lược giao dịch T+ trong phiên giao dịch hôm nay 24/4 và hạn chế mua đuổi cổ phiếu.

Ông Trần Nam Hưng giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Ông Trần Nam Hưng giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Trước khi được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Nam Hưng từng giữ các chức vụ như Chánh Văn phòng HĐND - UBND thị xã Tam Kỳ; Phó chủ tịch UBND TP. Tam Kỳ; Phó Bí thư Thành ủy Tam Kỳ; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Tam Kỳ.

Giá tiêu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông
Giá tiêu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông

Giá tiêu hôm nay 24/4, gái tiêu tăng nhẹ 500 đồng/kg tại hai tỉnh Gia Lai và Đăk Nông. Hiện giá tiêu ổn định trong ngưỡng cao nhất là 98.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1.000 tại khu vực miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1.000 tại khu vực miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 24/4, giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh khu vực miền Bắc. Hiện giá heo dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay, 24/4: Tăng tới 2.300 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay, 24/4: Tăng tới 2.300 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 24/4, gái cà phê tăng tới 2.300 đồng/kg, giá chạm mốc kỉ lục 129.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 128.700 đồng/kg.

Chỉ số hài lòng của người dân: Thận trọng với kết quả tích cực vì số phiếu khảo sát ít
Chỉ số hài lòng của người dân: Thận trọng với kết quả tích cực vì số phiếu khảo sát ít

Bộ Nội vụ vừa công bố chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2023. Theo đó, có hơn 82,6% người dân hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, tăng so với năm 2022 (80,08%). Chỉ số tích cực trên nói lên điều gì?