Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xã Phúc Sen (Quảng Hòa, Cao Bằng): Phát triển làng nghề gắn với du lịch

Xã Phúc Sen có làng nghề truyền thống sản xuất dao và điểm du lịch cộng đồng bản Pác Rằng; du khách có thể trải nghiệm du lịch tuyến phía đông của tỉnh Cao Bằng, có thác Bản Giốc nổi tiếng...

Du lịch và làng nghề giúp xóa đói giảm nghèo

Huyện Quảng Hòa có bản Pác Rằng, nơi có 100% đồng bào dân tộc Nùng An sinh sống. Bản Pác Rằng, thuộc xã Phúc Sen, nằm ven Quốc lộ 3, từ thị xã Cao Bằng đi Cửa khẩu quốc gia Tà Lùng, phía trước Bản là cánh đồng nhỏ hướng ra Quốc lộ, sau lưng là những ngọn núi đá hùng vĩ với những cánh rừng nguyên sinh tạo một không gian thanh bình, xanh mát mà bất cứ du khách nào cũng có thể cảm nhận được khi tới khu vực này. Pác Rằng được chọn làm điểm phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo thông qua DA Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, do NH Phát triển châu Á tài trợ. Đến Pác Rằng, du khách hấp dẫn bởi nét văn hóa truyền thống dân tộc thể hiện đậm nét lao động, SX và sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây.  

Nhà trung tâm thông tin du lịch cộng đồng xóm Pác RằngNhà trung tâm thông tin du lịch cộng đồng xóm Pác Rằng

Trong quá trình trải nghiệm, du khách có thể thăm quan làng nghề rèn, đúc của người Nùng An - xã Phúc Sen, có lịch sử hàng trăm năm. Sản phẩm của làng nghề như dao, kéo, công cụ SX nông nghiệp… đạt chất lượng cao. Thương hiệu dao Phúc Sen đã được NTD mọi miền Tổ quốc biết đến về độ bền, sắc… Hiện nay, Phúc Sen có 6/10 xóm làm nghề rèn với 157 lò rèn, giải quyết việc làm cho trên 300 lao động, thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Bí quyết riêng tạo nên thương hiệu

Để làm ra một con dao sắc, người Nùng An có những bí quyết riêng. Nguyên liệu rèn dao được làm từ những miếng nhíp ô tô đã hỏng. Ở những nơi khác người ta thường dùng than đá để nung thì ở làng Phúc Sen lại dùng than củi từ các loại gỗ cứng như gỗ nghiến mới giúp giữ nhiệt và làm than mau đỏ. Để giữ được nhiệt, lò nung thép cũng phải làm bằng đá, rồi dùng rơm và trấu làm chất liệu xây lò. Theo những người làm nghề lâu năm trong làng, nghề rèn thủ công ở Phúc Sen hầu như không có công thức mà chủ yếu nhờ cảm nhận tinh tế của tai, đôi mắt cùng kinh nghiệm của người thợ.

Làng, nghề rèn thủ công ở Phúc SenLàng, nghề rèn thủ công ở Phúc Sen

Công đoạn tôi thép là công đoạn khó nhất, quyết định đến chất lượng sản phẩm, thường do các thợ cả giàu kinh nghiệm thực hiện. Những người thợ rèn giàu kinh nghiệm ở Phúc Sen cho biết, khi tôi thép, người thợ chỉ nhúng vật đang rèn xuống nước chỉ 1 đến 2 giây, nếu nhúng quá lâu, thép sẽ bị hỏng. Đối với từng loại thép, người thợ sẽ nhìn ánh thép màu xanh, trắng hoặc vàng để biết được độ già hoặc non của thép mà có cách tôi cho phù hợp. Tôi thép như thế nào, đó là kỹ thuật gia truyền của từng dòng họ, từng gia đình và chỉ truyền cho con trai, người ngoài không thể biết.

Có thể nói đây là một trong những làng nghề độc đáo nhất ở tỉnh Cao Bằng. Chính vì vậy mà hàng năm lượng khách du lịch đến với xã Phúc Sen tương đối lớn, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nghề rèn vẫn được đồng bào Nùng An ở Phúc Sen gìn giữ, phát triển, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa quan trọng trong đời sống người Nùng An, ngày 29/1/2019, Bộ VH-TT&DL đã có QĐ số 446 công nhận nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận giá trị đối với nghề rèn của địa phương - cơ hội quảng bá, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm nghề rèn cho xã.

Bộ VH-TT&DL đã có QĐ số 446 công nhận nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc giaBộ VH-TT&DL đã công nhận nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lãnh đạo huyện Quảng Hòa khẳng định sẽ luôn quan tâm, hỗ trợ, đầu tư, tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về giá trị lịch sử, văn hóa nghề rèn, điểm du lịch cộng đồng Bản Pác Rằng, xã Phúc Sen trong nhân dân; đẩy mạnh hỗ trợ công tác truyền nghề cho thế hệ trẻ trong xã, quảng bá, nâng cao giá trị thương hiệu nghề rèn thị trường...

Hoàng Thiệp

Bài liên quan

Tin mới

Đồng loạt xóa sổ thẻ từ, khách chưa đổi thẻ ATM cần ra ngân hàng ngay
Đồng loạt xóa sổ thẻ từ, khách chưa đổi thẻ ATM cần ra ngân hàng ngay

Nhiều ngân hàng thông báo chính thức xóa sổ thẻ ATM công nghệ từ (thẻ từ) chuyển sang thẻ chip nhằm tăng cường bảo mật khi thông tin thanh toán của khách hàng được mã hóa bằng chip...

Tạm giữ trên 16,5 nghìn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
Tạm giữ trên 16,5 nghìn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị vừa kiểm tra, tạm giữ trên 16,5 nghìn sản phẩm quần áo các loại, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã Bình An, huyện Long Thành.

THACO chăm lo thiết thực cho đời sống người lao động
THACO chăm lo thiết thực cho đời sống người lao động

Bên cạnh việc tập trung sản xuất kinh doanh, THACO không ngừng chú trọng chăm lo đời sống cho hơn 60.000 CBNV toàn hệ thống, tạo điều kiện cho các nhân sự phát huy năng lực, sáng tạo và cống hiến hết mình vì mục tiêu chung.

Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3
Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Bão Yagi và mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tác động đến tăng trưởng. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau bão - là hoạt động cấp thiết.

Đã trao hơn 16.000 túi thuốc gia đình đến bà con bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Đã trao hơn 16.000 túi thuốc gia đình đến bà con bị ảnh hưởng bởi bão lũ

16.134 túi thuốc đã được vận chuyển bằng đường hàng không và kịp thời chuyển đến sở y tế các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình...

Thái Bình: Tạm giam nguyên Phó Chủ tịch huyện
Thái Bình: Tạm giam nguyên Phó Chủ tịch huyện

Công an tỉnh Thái Bình thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Đặng Ngọc Oánh (SN: 1959, nguyên là Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương) để tiếp tục điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".