Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỉnh Cao Bằng đặt trọng tâm kết nối giao thông gắn kết các khu, điểm du lịch; phát triển kinh tế cửa khẩu và đô thị. Theo đó, một số dự án trọng điểm phát triển giao thông vận tải đã được triển khai.

Tỉnh đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030, trong đó, có tuyến đường bộ cao tốc Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Ðồng Ðăng (Lạng Sơn) được xác định là trục đột phá, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Với đặc thù tỉnh miền núi, địa hình rộng, chia cắt lớn, lại xa các đô thị lớn, tỉnh Cao Bằng xác định việc huy động nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông có tầm quan trọng đặc biệt để thu hút, giữ chân các nhà đầu tư và khai thác, phát huy thế mạnh địa phương.

Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Chương trình số 09-Ctr/TU về phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 - 2020; đề xuất, kiến nghị Trung ương bố trí vốn, huy động ngân sách tỉnh, đồng thời đề nghị doanh nghiệp, người dân đóng góp phát triển giao thông đạt kết quả cao. Qua đó, tạo thuận lợi phát triển du lịch, kinh tế cửa khẩu và thu hút nhiều nhà đầu tư, tạo chuyển biến tích cực về thu ngân sách, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Năm 2019, tỉnh Cao Bằng đã đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn; trong đó, có gần 1.000 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp đầu tư. Mạng lưới giao thông hoàn thiện đã tạo thuận lợi thúc đẩy sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, Lại Xuân Môn nhấn mạnh, lâu nay, giao thông là “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, Cao Bằng quyết tâm tháo gỡ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỉnh đã xây dựng Ðề án kết nối giao thông các cửa khẩu, các khu, điểm du lịch trên địa bàn, trong đó xác định danh mục các công trình cấp bách cần làm trước. Từ đó, tập trung dành nguồn lực đầu tư trọng điểm, không dàn trải, xây dựng một số tuyến giao thông trọng điểm tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Ngành giao thông vận tải Cao Bằng được thành lập sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Phát huy truyền thống và thành tích của ngành đã trải qua hơn 75 năm qua, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành giao thông vận tải tiếp tục nỗ lực không ngừng, quyết tâm phấn đấu thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành, đóng góp nhiều hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, ngành giao thông vận tải tiếp tục phấn đấu, khắc phục khó khăn, đóng góp những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, trong đó nổi bật là hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện, từng bước hiện đại hóa, phục vụ đắc lực, hiệu quả trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng.

Đồng chí Lã Hoài Nam, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GTVT phát biểu tại hội nghị kết công tác năm 2019, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.Đồng chí Lã Hoài Nam, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GTVT phát biểu tại hội nghị kết công tác năm 2019, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.

Sở Giao thông vận tải luôn thực hiện tốt vai trò của mình trong hợp tác quốc tế về lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật và phân công, hoặc ủy quyền của lãnh đạo tỉnh; chủ trì hoặc tham gia thẩm định, đánh giá và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, đề án, dự án ứng dụng khoa học & công nghệ có liên quan đến giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và bảo vệ công trình giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh…

Tham mưu, triển khai trong lĩnh vực quản lý nhà nước

Nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Sở Giao thông vận tải thường xuyên quan tâm triển khai hướng dẫn các văn bản quy định của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đến các đối tượng là lãnh đạo đơn vị vận tải, cán bộ quản lý, điều hành vận tải của đơn vị. Đồng thời, công bố công khai lên trang thông tin điện tử của Sở về các văn bản này.

Kiểm tra tải trọng xe tại Trạm cân kiểm tra tải trọng xe lưu động số 57Kiểm tra tải trọng xe tại Trạm cân kiểm tra tải trọng xe lưu động số 57

Trong 6 tháng đầu năm, tình hình hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh ổn định, các đơn vị vận tải, các chủ xe, lái xe... luôn chấp hành tốt các quy định của Nhà nước. Phương tiện vận tải không ngừng đổi mới về cả số lượng và chất lượng, hoạt động vận tải diễn ra ổn định, cạnh tranh công bằng. Nhằm tăng cường công tác quản lý, Sở Giao thông vận tải thực tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe dù bến cóc. Ngoài ra, Sở đã chỉ đạo, giám sát, kiểm tra công tác tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải cho người điều hành vận tải, lái xe kinh doanh vận tải, nhân viên phục vụ trên xe và công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của lái xe.

Thực hiện tốt công tác phục vụ vận chuyển hành khách. Công tác quản lý vận tải tiếp tục chuyển biến tích cực, chất lượng dịch vụ vận tải được cải thiện với giá cước vận tải được kiểm soát; tăng cường phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi và các loại hình khác. Trong 6 tháng đầu năm, vận chuyển hành khách đạt 20.627 lượt xe với 364.920 lượt hành khách. Thu phí bảo trì đường bộ đạt 17.594.185.000 đồng.

Thực hiện các dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục công hành chính. Hoạt động kiểm định xe cơ giới ổn định với 8.508 lượt. Không ngừng nâng cao chất lượng công tác đào tạo - sát hạch lái xe; tạo cấp mới 2.588 GPLX, cấp đổi 1.560 GPLX…

Song song đó, Sở tham mưu, quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tham mưu văn bản, triển khai trong lĩnh vực quản lý nhà nước; thường xuyên sửa chữa duy tu đường bộ. Thực hiện tốt các mặt công tác, như: Quản lý hành lang an toàn đường bộ; chấp thuận và cấp phép thi công; khắc phục bão lũ; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra tải trọng xe; tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng đối với công trình giao thông theo phân cấp; thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế BVTC và dự toán; kiểm tra, nghiệm thu công trình trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng; giải ngân vốn đầu tư công...

Triển khai thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành và thực hiện tốt Đề án văn hóa công vụ. Nhìn chung, các nhiệm vụ chủ yếu của ngành đều thực hiện đạt tiến độ, đảm bảo yêu cầu đề ra, đáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải của địa phương, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vận tải của nhân dân trong tỉnh.

Trong 6 tháng cuối năm, Sở Giao thông vận tải tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các văn bản pháp luật của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ, UBND tỉnh, để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.

Thực hiện biện pháp tuyên truyền cho các đơn vị vận tải hành khách theo tuyến cố định, hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh (Bến xe khách Cao Bằng)Thực hiện biện pháp tuyên truyền cho các đơn vị vận tải hành khách theo tuyến cố định, hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh (Bến xe khách Cao Bằng)

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác phục vụ vận chuyển hành khách trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng, dịp nghỉ Lễ 2/9 và các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước năm 2020 theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ và UBND tỉnh. Thực hiện biện pháp tuyên truyền cho các đơn vị vận tải hành khách theo tuyến cố định, hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; luôn nhắc nhở hành khách tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch covid-19 trong tình hình mới.

 Hoàng Thiệp