Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm

Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) cho biết: Qua gần 62 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển, từ các thế hệ tiền nhiệm cho đến hiện tại đều nhất quán chọn yếu tố văn hóa truyền thống là Con Người cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.

Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Tổng giám đốc Supe Lâm Thao
Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Tổng giám đốc Supe Lâm Thao

Xin ông cho biết, Supe Lâm Thao đã sử dụng yếu tố văn hoá trong quảng bá thương hiệu từ khi nào (ngay khi thành lập doanh nghiệp hay sau đó)? Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố văn hoá trong quảng bá thương hiệu?

Như chúng ta đã biết, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có nền văn hóa riêng với các yếu tố văn hóa tạo nên đặc tính riêng dân tộc, của quốc gia đó. Tương tự, các doanh nghiệp lớn cũng thường sử dụng yếu tố văn hóa trong việc quảng bá thương hiệu cho mình. Supe Lâm Thao là một trong các doanh nghiệp như thế.

Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động (năm 1962), Supe Lâm Thao đã sử dụng yếu tố văn hóa vào việc quảng bá thương hiệu mình. Với sự chuẩn xác về chất lượng, sự chia sẻ đồng hành cùng người tiêu dùng, và đặc biệt là việc sử dụng yếu tố văn hóa trong việc giới thiệu quảng bá, đã giúp thương hiệu Supe Lâm Thao trở thành một thương hiệu nổi tiếng, đi sâu vào tâm thức của người tiêu dùng mà cụ thể ở đây là bà con nông dân - những người trực tiếp sử dụng phân bón Supe Lâm Thao.

Theo ông, sức sống của một thương hiệu chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố văn hoá nào? Supe Lâm Thao đã lựa chọn những yếu tố văn hoá truyền thống nào cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình?

Văn hóa là của con người, con người tạo ra văn hóa. Vì vậy yếu tố văn hóa có tác động đến hầu hết các khía cạnh của một doanh nghiệp. Cũng bởi vậy, theo ý kiến cá nhân, yếu tố Con Người có ý nghĩa trung tâm, quan trọng nhất, và đây cũng chính là yếu tố văn hóa cốt lõi tạo nên sức sống của một thương hiệu.

Đối với Supe Lâm Thao, qua gần 62 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển, từ các thế hệ tiền nhiệm cho đến hiện tại đều nhất quán chọn yếu tố văn hóa truyền thống là Con Người cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình. Với sự lựa chọn nêu trên, trong chiến lược phát triển và các chương trình hành động, cho đến các định hướng kinh doanh đều lấy lấy yếu tố Con Người làm trung tâm, là cái đích của mọi kết quả. Con Người ở đây bao gồm người lao động (việc làm, thu nhập, các chế độ đãi ngộ, sự quan tâm đến vật chất và tinh thần,...), người nông dân sử sụng sản phẩm của Supe Lâm Thao (sản phẩm tốt chất lượng cao giúp tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, giá thành hợp lý, bán hàng chậm trả,...), cho đến cộng đồng dân cư (hỗ trợ các công trình phúc lợi, các hoàn cảnh khó khăn, các chương trình vì cộng đồng, nhân đạo từ thiện,...), các đối tác, bạn hàng (cơ chế, chính sách,...).  Với sự kiên định, nhất quán trong sự lựa chọn của mình, Supe Lâm Thao có thể nói là đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu. Với sự đoàn kết đồng lòng của cả tập thể người lao động, hình ảnh “Ba cành lá cọ” - biểu trưng của thương hiệu Supe Lâm Thao đã không chỉ đứng vững mà còn trên đà phát triển ngay cả trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, được bà con nông dân và các bạn hàng tin tưởng yêu mến với tên gọi: “Bạn nhà nông”.

Supe Lâm Thao chọn yếu tố văn hóa truyền thống là Con Người cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình
Supe Lâm Thao chọn yếu tố văn hóa truyền thống là Con Người cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình

Trong việc sử dụng yếu tố văn hoá để quảng bá thương hiệu gắn với thị trường trong nước, Supe Lâm Thao đã có những chiến lược/hoặc bước đi cụ thể như thế nào?

Để quảng bá thương hiệu, Supe Lâm Thao luôn đề cao lợi ích hài hòa giữa Nhà sản xuất - Nhà phân phối - Nhà nông, điều này không chỉ là quảng bá, mà nó thực sự là định hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhằm đạt được sự bền vững. Bám sát định hướng được đề ra từ những ngày đầu bước vào sản xuất, được kế thừa và phát triển phù hợp thời điểm hiện tại, chiến lược của Công ty được xây dựng dựa trên nền tảng giá trị cốt lõi sau đây:

Thứ nhất, Phát triển xanh: Phát triển vì một nền nông nghiệp xanh, bền vững và thân thiện môi trường.

Thứ hai, Bền vững: Mục tiêu đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của người lao động, sự tín nhiệm hài lòng của khách hàng.

Thứ ba, Vì cộng đồng: Đề cao và đảm bảo lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Quan tâm chia sẻ lợi ích với cộng đồng.

Thứ tư, Đồng hành: Luôn là bạn đồng hành cùng Nhà nông.

Cán bộ thị trường Supe Lâm Thao hướng dẫn khách hàng sử dụng phân bón mới NPK-S vi sinh Lâm Thao
Cán bộ thị trường Supe Lâm Thao hướng dẫn khách hàng sử dụng phân bón mới NPK-S vi sinh Lâm Thao

Theo ông, Nhà nước cần có chính sách gì để giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước khi tâm lý sính ngoại vẫn còn khá phổ biến?

Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và nhiều quyết sách từ rất sớm về vấn đề này. Ngày 31/7/2009 Bộ Chính trị đã ra Thông báo Kết luận số 264 của về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, và gần đây nhất là Kế hoạch số 710/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 14/4/2023 của Ban Chỉ đạo trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Từ năm đầu tiên được tổ chức, đến nay cuộc vận động này vẫn liên tục được phát động, đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên chúng ta cũng biết, tâm lý sính ngoại còn khá phổ biến trong cộng đồng người tiêu dùng.

Để giúp đỡ các doanh nghiệp chiếm đuợc lòng tin của người tiêu dùng trong nước, theo tôi, Nhà nước cần có một số chính sách sau đây:

Thứ nhất, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu, chuyển đổi số và khai thác có hiệu quả các sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá giới thiệu sản phẩm, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng.

Thứ hai, tổ chức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng, tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng. Tổ chức các hình thức bình chọn sản phẩm chất lượng, sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích, doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và phân phối.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra: Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, vận chuyển, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thứ tư, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng các hình thức: Thường xuyên thông tin về các thương hiệu quốc gia, thương hiệu nổi tiếng, các nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường đã được tôn vinh, bình chọn là sản phẩm chất lượng cao. Thường xuyên tổ chức các chương trình giới thiệu các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao đến đông đảo người tiêu dùng.

Thứ năm, sự nêu gương trong công tác vận động, mua sắm, trong văn hóa tiêu dùng của cán bộ lãnh đạo các cấp, phải nói đi đôi với làm, phải thật sự coi các sản phẩm Việt Nam có chất lượng cao là niềm vinh dự, tự hào.

Tôi tin rằng, với sự đồng lòng của tất cả các cấp các ngành và của mỗi cá nhân, nhất định người tiêu dùng Việt Nam coi hàng Việt Nam là sự lựa chọn đầu tiên cho mình. Khi đó, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, ưu tiên sử dụng và tiêu thụ hàng sản xuất trong ngành, trong nước” sẽ thực sự đi vào chiều sâu, góp phần cải thiện và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hà Thu (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang

Việc điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển không gian, định hướng giao thông, cấp đường quy hoạch và một số nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý phát triển đô thị như chỉ giới xây dựng, mật độ và tầng cao xây dựng.

Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm
Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm

Mặc dù Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 5 tỷ đồng trong cả năm 2024 nhưng tính riêng quý I, cả Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HRT) và Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn (SRT) đều báo lãi hơn 30 tỷ đồng.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam, địa chỉ trụ sở chính tại 27 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 3/5, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Vàng miếng sắp tiệm cận mốc 86 triệu đồng/lượng trong bối cảnh tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng
Vàng miếng sắp tiệm cận mốc 86 triệu đồng/lượng trong bối cảnh tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng

Giá vàng miếng tăng mạnh trong bối cảnh phiên đấu thầu vàng dự kiến tổ chức sáng nay đã bị hủy, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu. 

Đề xuất hàng hóa dưới 1 triệu đồng qua thương mại điện tử phải chịu thuế VAT
Đề xuất hàng hóa dưới 1 triệu đồng qua thương mại điện tử phải chịu thuế VAT

Mới đây, Ủy ban Tài chính ngân sách đã đề nghị nghiên cứu thu thuế VAT hàng hóa dưới 1 triệu đồng qua thương mại điện tử để có thêm nguồn thu. Các chuyên gia đồng tình bởi việc miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng qua thương mại điện tử hiện nay, đang khiến cho hàng nội chịu sức ép cạnh tranh lớn.