Trong đó, các nhóm hàng có giá trị tăng mạnh bao gồm: dệt may tăng 376 triệu USD, hàng rau quả tăng 265 triệu USD, sắt thép các loại tăng 118 triệu USD, dầu thô tăng 98 triệu USD và hàng thủy sản tăng 66 triệu USD...
Trái lại, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực lại có chiều hướng giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 932 triệu USD; gạo giảm 155 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 37 triệu USD.
Trong tháng 5/2023, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu hơn 2 tỷ USD. Tính trong 5 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 9,65 tỷ USD.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 135,22 tỷ USD, giảm 12,3% (tương ứng giảm 18,88 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Theo tính toán, có tới 9 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm trên 500 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, điện thoại và linh kiện giảm 5 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 2,03 tỷ USD; dệt may giảm 2,33 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 2,06 tỷ USD; giày dép các loại giảm 1,38 tỷ USD; thủy sản giảm 1,31 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 968 triệu USD; xơ sợi dệt các loại giảm 684 triệu USD; sắt thép các loại giảm 653 triệu USD.
Đáng chú ý, đối với điện thoại và link kiện, trong 5 tháng/2023, mức xuất khẩu đối với nhóm hàng này sang các thị trường chủ lực có chiều hướng giảm. Cụ thể, tại Trung Quốc là 4,74 tỷ USD, giảm 15,4%; Hoa Kỳ là 3,6 tỷ USD, giảm 34,3%; EU (27 nước) là 2,98 tỷ USD, tăng 9,7%; Hàn Quốc là 1,3 tỷ USD, giảm 46,9%... so với cùng kỳ năm trước.
Thảo Nguyễn(T/h)