Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

"Cú hích" cho thị trường bán lẻ Việt Nam

Cuộc CMCN 4.0 đang trong giai đoạn khởi sắc và sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Và cuộc cách mạng này trong lĩnh vực bán lẻ đang âm thầm diễn ra, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam.

Đối với người tiêu dùng Việt, tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống, có một sự bất tiện mà ai cũng biết đó là việc khi đi mua sắm thì luôn phải tự vận chuyển hàng hóa về nhà dù chúng nặng hay nhẹ, dù trời mưa hay trời nắng…

Nhưng hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ và năng động của các ngành dịch vụ bán lẻ hiện đại, thì các loại hình mua sắm trực tuyến chỉ với một cú click và món hàng bạn đã chọn, sẽ được giao hàng tận nơi đã trở nên phổ biến.

Có thể nói - đó là một bước chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, những điều đó đã mang lại một lợi ích không hề nhỏ cho chính doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Vì vậy, người tiêu dùng Việt Nam đã chẳng còn xa lạ gì với các mô hình kinh doanh kiểu mới như UberGrab (trong lĩnh vực giao thông, đi lại), Traveloka, Trivago, Airbnb (lĩnh vực du lịch, đặt phòng khách sạn), Tiki, Lazada, Sendo, A đây rồi!, Foody, (lĩnh vực thương mại điện tử)… Và còn rất nhiều mô hình thành công khác từ việc ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào trong hoạt động kinh doanh, cũng như đời sống kinh tế, xã hội…

Theo thống kê “Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu năm 2017” do Công ty Appota công bố, Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới, với 49 triệu người kết nối với internet. Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập Internet ở Việt Nam, đặc biệt là ở độ tuổi từ 18-34 tuổi, chiếm tỷ lệ rất cao, so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau.

Hơn nữa, Việt Nam là nước được biết có kết nối di động cao: 55% người Việt sở hữu điện thoại thông minh, theo dự báo, đến năm 2020, cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động (Google APAC) và 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Đây cũng chính là một lợi thế của ngành bán lẻ di động, máy tính nói riêng và kéo theo đó là xu hướng mua bán online tại Việt Nam nói chung sẽ ngày một gia tăng. 

Theo nghiên cứu của Nielsen, Việt Nam đang có khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến, chi tiêu của nhóm này đang chiếm một phần ba chi tiêu trên thương mại điện tử của người tiêu dùng tại Việt Nam. Cụ thể, tại các đô thị lớn, tỷ lệ dân số có sử dụng điện thoại lên đến 95%. Trong đó, 78% là sử dụng smartphone, với những tiện ích từ smartphone mang lại, người sử dụng có thể truy cập mạng xã hội, đọc tin tức, chat và chơi game.

Ngoài ra, người Việt Nam còn dùng smartphone để tìm mua sắm mọi sản phẩm cần thiết, từ việc tìm thông tin sản phẩm, xem đánh giá bình luận và so sánh về giá cả mỗi khi dự định mua một món hàng nào đó. Smartphone cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Rõ ràng, dịch vụ bán lẻ trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần được phát triển một cách thông minh, với hỗ trợ của công nghệ số. 

Ngoài việc mua sắm trực tuyến trên các website thì việc mua đồ qua facebook, zalo hiện nay cũng đã phổ biến với khá nhiều độ tuổi trong xã hội. Dù không có thống kê đầy đủ về tác động của mạng xã hội đối với ngành bán lẻ, nhưng ta không thể phủ nhận được mức lan tỏa, độ ảnh hưởng của chúng trong tăng trưởng của ngành ngay từ bây giờ và trong tương lai.

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, đây cũng là một cơ hội để chúng ta có thể tuyên truyền, quảng bá những thông tin lên mạng, lên website. Đưa những sản phẩm, dịch vụ chuẩn từ chất lượng đến giá cả tới khách hàng, đồng thời cũng có thể nhận lại những báo xấu, bình luận những điều mà khách hàng chưa hài lòng ở mỗi khâu, mỗi dịch vụ khác nhau. Đây cũng là một cách để các doanh nghiệp có thể tự nhìn ra những chỗ còn khuyết thiếu để bổ sung thêm hay để phát triển những điểm mạnh hơn.

Tại Hội thảo SMART INDUSTRY WORLD 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: "CMCN 4.0 là cơ hội để thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc. Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này - là yếu tố then chốt, quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Thanh Bình

 

Bài liên quan

Tin mới

Nghệ An phê duyệt Khu đô thị gần 700 ha tại Diễn Châu
Nghệ An phê duyệt Khu đô thị gần 700 ha tại Diễn Châu

Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao phía Nam đường N2 có diện tích là 686,52ha; niên độ quy hoạch từ năm 2023 đến năm 2040...

Hiệu quả từ Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp
Hiệu quả từ Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Sau 5 năm triển khai, Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” đã hỗ trợ 78 mô hình kinh doanh tại tỉnh Hoà Bình và Lào Cai. Trong đó, hơn 50 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai đã được nâng cao năng lực về quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, tiếp thị bán hàng, tham gia các hội chợ thương mại, mở rộng mạng lưới đối tác kinh doanh.

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn của Dự thảo Luật Việc làm
Một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn của Dự thảo Luật Việc làm

So với Luật Việc làm năm 2013, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) - do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo, có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn...

Thừa Thiên Huế: Siết chặt quản lý thuế kinh doanh xây dựng, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh
Thừa Thiên Huế: Siết chặt quản lý thuế kinh doanh xây dựng, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh

Ngày 15/3/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND tăng cường các giải pháp khai thác nguồn thu, quản lý tốt nguồn thu từ các đơn vị có trụ sở chính khác địa bàn tỉnh, nhưng có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh...

Thái Bình tiếp tục đón dòng vốn đầu tư lớn
Thái Bình tiếp tục đón dòng vốn đầu tư lớn

Chín dự án với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng - được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, ngay trong Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Lâm Đồng: Tạm dừng bầu, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại 5 huyện, thành phố
Lâm Đồng: Tạm dừng bầu, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại 5 huyện, thành phố

Tỉnh uỷ Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu 5 huyện, thành phố tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động các chức danh lãnh đạo, quản lý, trừ trường hợp khuyết người đứng đầu mà không bố trí được người phụ trách...