Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đầu tàu kinh tế Châu Âu có thể trở lại ‘lợi hại hơn xưa’

Bộ Kinh tế Đức cho biết, sản lượng dự kiến của nước này sẽ tăng 0,3% trong năm nay, tăng so với dự đoán 0,2% vào hồi tháng Hai.

Chính phủ Đức vừa tăng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024, khẳng định có những dấu hiệu cho thấy đang ở một “bước ngoặt” sau khi vượt qua thời kỳ suy yếu.

Bộ Kinh tế Đức cho biết, sản lượng dự kiến của nước này sẽ tăng 0,3% trong năm nay, tăng so với dự đoán 0,2% vào hồi tháng Hai. Bức tranh tươi sáng hơn một chút xuất hiện sau khi các chỉ số chính được cải thiện - từ sản lượng của các nhà máy đến hoạt động kinh doanh - làm tăng hy vọng về khả năng phục hồi của nền kinh tế đầu tàu Châu Âu.

Đầu tàu kinh tế châu Âu đang trở lại ‘lợi hại hơn xưa’? (Nguồn: Collage The Gaze)
Đầu tàu kinh tế Châu Âu đang trở lại ‘lợi hại hơn xưa’? Nguồn Collage The Gaze.

Xuất khẩu yếu, năng lượng đắt đỏ và quá trình chuyển đổi xanh chậm chạp đã kết hợp lại để tạo thành một "cơn bão hoàn hảo" tác động lên kinh tế Đức, khiến liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz mâu thuẫn về cách thay đổi hướng đi.

Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu đã kết thúc năm 2023 trong tình trạng suy thoái, giảm 0,3%. Truyền thông Đức cho biết, nước này cũng có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ tăng trưởng yếu kém đến năm 2028 nếu không có hành động nào được thực hiện.

Hồi đầu tháng 2/2024, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck nhận định, nền kinh tế Đức vốn là động lực tăng trưởng của khu vực đồng Euro, đang bị ảnh hưởng bởi "một cơn bão hoàn hảo". Ông còn nói thêm rằng, tình hình “rất tồi tệ”.

Ngành công nghiệp hùng mạnh một thời của Đức đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi nhiều cơn gió ngược. Trước đây vốn phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu giá rẻ của Nga, lĩnh vực này vẫn đang quay cuồng vì giá năng lượng tăng vọt do cuộc xung đột Nga-Ukraine chưa có hồi kết. Chuỗi tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu nhằm kiềm chế lạm phát đã làm tăng thêm “nỗi đau” làm giảm nhu cầu và đầu tư.

Tuần này, các tập đoàn hóa chất khổng lồ của Đức BASF và Bayer nằm trong số khoảng 60 công ty đưa ra lời kêu gọi chung tới các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) thúc giục thông qua một "thỏa thuận công nghiệp Châu Âu" để giúp kéo lĩnh vực này ra khỏi tình trạng ảm đạm.

Lời kêu gọi nêu rõ: “Nếu không có chính sách công nghiệp có mục tiêu, Châu Âu nguy cơ trở nên phụ thuộc ngay cả vào hàng hóa và hóa chất cơ bản. Châu Âu không thể để điều này xảy ra!”...

Nền kinh tế Đức suy giảm nhẹ trong năm ngoái do lạm phát tăng cao, sản xuất chậm lại và sự yếu kém của các đối tác thương mại, đồng thời trở thành lực cản lớn đối với 20 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro.

Liệu Đức có phải đặt dấu chấm hết cho gần hai thập kỷ thịnh vượng? Một vài con số dưới đây sẽ vẽ ra bức tranh chung về sức khỏe nền kinh tế quốc gia này.
Liệu Đức có phải đặt dấu chấm hết cho gần hai thập kỷ thịnh vượng? Một vài con số dưới đây sẽ vẽ ra bức tranh chung về sức khỏe nền kinh tế quốc gia này.

Tuy nhiên, khi đưa ra những dự báo mới nhất, Bộ Kinh tế Đức tuyên bố “ngày càng có nhiều dấu hiệu về một bước ngoặt".

"Dấu hiệu phục hồi kinh tế đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong những tuần gần đây”, Bộ trưởng Habeck cho biết trong một cuộc họp báo. Theo đó, Bộ này cũng cắt giảm dự báo lạm phát trong năm nay xuống còn 2,4%, từ mức dự đoán trước đó là 2,8% và dự đoán con số này sẽ giảm xuống dưới 2% trong năm tới.

Ông Habeck đầy tin tưởng: “Lạm phát giảm sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng gia tăng - mọi người lại có nhiều tiền hơn trong ví và sẽ tiêu số tiền này. Từ đó, sức mua đang tăng lên, tiền lương thực tế đang tăng lên và điều này sẽ góp phần phục hồi kinh tế trong nước".

Quan chức này nói thêm, giá năng lượng - vốn đã tăng vọt sau cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine từ tháng 2/2022 - cũng đã giảm và những khó khăn trong chuỗi cung ứng đã giảm bớt.

Nửa cuối năm 2023, người ta kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2024, với dự báo tăng trưởng trên 1%, nhưng những kỳ vọng này đã bị đảo ngược vào đầu năm khi nền kinh tế tiếp tục suy yếu.

Bởi vậy, những dấu hiệu cải thiện đã làm dấy lên hy vọng rằng, nền kinh tế dẫn đầu Châu Âu vốn đang ì ạch - mặc dù chưa bắt đầu tăng tốc - nhưng ít nhất có thể tự đứng vững trở lại.

Một cuộc khảo sát được theo dõi bởi Viện Ifo cho thấy, tâm lý kinh doanh đã tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng Tư và mạnh mẽ hơn dự kiến. Trong khi đó, kết quả một nghiên cứu khác về chỉ số của các nhà quản lý mua hàng cho thấy hoạt động kinh doanh ở Đức đã khởi sắc.

Và tuần trước, Ngân hàng trung ương Bundesbank đưa ra dự báo, nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng nhẹ trong quý đầu tiên, tránh được một cuộc suy thoái như dự báo trước đó.

Bất chấp triển vọng cải thiện của nền kinh tế Đức, tốc độ tăng trưởng 0,3% vẫn chậm hơn so với các nền kinh tế phát triển khác và thấp hơn mức trước đây của chính họ. Các quan chức lo ngại, tốc độ tăng trưởng này khó có thể tăng nhanh trong những năm tới.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Habeck đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, cần có các giải pháp cho những vấn đề sâu xa mà nước này đang phải đối mặt, từ dân số già đến tình trạng thiếu lao động và quá trình chuyển đổi sang các ngành công nghiệp xanh hơn đang diễn ra quá chậm.

Là nền kinh tế đầu tàu của Châu Âu, nhưng “Đức đã tụt hậu so với các nước khác về khả năng cạnh tranh. Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm - chúng ta phải xắn tay áo lên!", Bộ trưởng Habeck tỏ ra sốt ruột.

Trên thực tế, vốn đã phải đối mặt với sự hỗn loạn từ những tai ương trong chuỗi cung ứng liên quan đại dịch Covid-19, các vấn đề của nền kinh tế Đức càng trở nên trầm trọng hơn khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine và cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt, ảnh hưởng nặng nề đến các nhà sản xuất quan trọng của Đức, biến nước này thành nền kinh tế yếu kém của Châu Âu.

Nhưng khi cú sốc năng lượng đã tạm qua đi, sự yếu kém kéo dài của các đối tác thương mại quan trọng như Trung Quốc, các cuộc đình công lan rộng trong những tháng gần đây và lãi suất khu vực đồng Euro cao đều đang góp phần kéo dài nỗi đau của kinh tế Đức.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã phát đi tín hiệu rằng, họ có thể bắt đầu cắt giảm chi phí đi vay vào tháng Sáu, điều này sẽ thúc đẩy khu vực đồng Euro. Nhưng Bộ trưởng Habeck cảnh báo rằng, vẫn cần phải thận trọng vì bất chấp những kỳ vọng về việc nới lỏng sắp xảy ra, thì thực tế "chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn chưa được dỡ bỏ".

Ngoài ra, theo các nhà phê bình, chính những bất đồng về quan điểm trong liên minh cầm quyền ba đảng của Thủ tướng Olaf Scholz đang cản trở nỗ lực khơi dậy tăng trưởng.

Những khó khăn kinh tế đã góp phần làm giảm mạnh sự ủng hộ dành cho chính phủ. Kế hoạch loại bỏ trợ cấp nhiên liệu nông nghiệp đã gây ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào tháng trước, nhiều nông dân bày tỏ không hài lòng với Thủ tướng Scholz và các đối tác liên minh của ông.

Tổng Thư ký FDP Bijan Djir-Sarai gần đây đặt câu hỏi về tương lai của liên minh. Ông cũng cho rằng: “Một bước ngoặt kinh tế là cần thiết”. Liệu liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz có đủ khả năng thực hiện những thay đổi cần thiết hay không sẽ là "điểm quyết định trong những tuần và tháng tới".

Theo baoquocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 7/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự nhiều hoạt động quan trọng trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đặc biệt là lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành được tổ chức tại sân vận động tỉnh Điện Biên.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình đã có báo cáo ban đầu về vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Bảo tàng Hải Phòng ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân
Bảo tàng Hải Phòng ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân

Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng Bùi Thị Nguyệt Nga vừa cho biết, hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”, vào ngày 11/5 tới, lần đầu tiên Bảo tàng Hải Phòng sẽ cho ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân trong khuôn khổ Trưng bày Bảo vật quốc gia.

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong

Chiều 6/5, thông tin từ lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), trên địa bàn phường Kỳ Liên vừa xảy ra một trận mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp một lán trại của công nhân thi công móng cột đường dây điện 500 kV, khiến 7 người thương vong.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh

Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương nghiên cứu và đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và Trung tâm kho cảng LNG tại Khu kinh tế Vũng Áng.