Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

12 dự án cao tốc Bắc-Nam: Nhà nước bán quyền thu phí

Rủi ro lớn về tiến độ nếu đầu tư toàn bộ bằng PPP, vì thế, Nhà nước sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn. Và, đó là động lực quan trọng phát triển kinh tế của đất nước.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã đã có Tờ trình số 519/TTr-CP gửi Quốc hội báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Nhà nước sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn

Theo đó, dự án án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 sẽ có 12 dự án thành phần với chiều dài khoảng 729km có thể vận hành, khai thác độc lập. Cụ thể, các đoạn Bãi Vọt-Hàm Nghi, Hàm Nghi-Vũng Áng, Chí Thạnh-Vân Phong, Vân Phong-Nha Trang, Vũng Áng-Bùng, Bùng-Vạn Ninh, Vạn Ninh-Cam Lộ, Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, Hoài Nhơn-Quy Nhơn, Quy Nhơn-Chí Thạnh, Cần Thơ-Hậu Giang, Hậu Giang-Cà Mau.

Chính phủ cũng tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư theo quy mô phân kỳ (4 làn xe) khoảng 146.990 tỷ đồng. Trên cơ sở tiến độ triển khai, sơ bộ nhu cầu vốn và giải ngân trong giai đoạn 2021-2025 cần bố trí khoảng 139.640 tỷ đồng (khoảng 95% tổng mức đầu tư), phần còn lại khoảng 7.350 tỷ đồng (khoảng 5% tổng mức đầu tư, chi phí giữ lại bảo hành công trình) chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026-2030.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021, dự kiến bố trí cho dự án khoảng 47.169 tỷ đồng, trong giai đoạn 2021-2025 cần bổ sung khoảng 92.471 tỷ đồng, Chính phủ kiến nghị cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế và xã hội

Dự kiến tiến độ triển khai chuẩn bị dự án năm 2021-2022; giải phóng mặt bằng, tái định cư năm 2022-2023; khởi công giữa năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội, với mục tiêu thu hút tối đa các nguồn lực xã hội đầu tư đường bộ cao tốc, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu phương án đầu tư toàn bộ các dự án theo phương thức PPP.

Tuy nhiên, theo phương án này, trường hợp triển khai thành công cũng chỉ thu hút được khoảng 17.275 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách (chiếm khoảng 11,7% tổng mức đầu tư dự án ), trong khi đó phải xây dựng cơ chế đặc thù khác so với quy định của Luật PPP (tỷ lệ vốn nhà nước tham gia trên 50% tổng mức đầu tư).

Trên cơ sở sự cần thiết, tính cấp bách, hiệu quả của dự án, để bảo đảm triển khai thành công và sớm hoàn thành dự án, Chính phủ kiến nghị triển khai đầu tư công toàn bộ 12 dự án thành phần, sau khi hoàn thành sẽ tổ chức thu phí hoặc nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước, đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng.

Động lực quan trọng phát triển kinh tế của đất nước

Hệ thống đường cao tốc đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, vận tải hàng hóa và hành khách, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa các vùng, miền, tạo liên kết giữa các trung tâm kinh tế-chính trị, các địa phương, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế...

“Việc đầu tư hoàn thành toàn bộ tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng cao trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, giải quyết những hạn chế mà các tuyến quốc lộ song hành, đặc biệt Quốc lộ 1 không thể khắc phục,” tờ trình Chính phủ nêu rõ.

Hiện nay, tại Việt Nam, các địa phương có đường bộ cao tốc kết nối đều có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tạo diện mạo mới cho các địa phương

Quan đúc kết kinh nghiệm, bài học rút ra từ thực tiễn triển khai đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc tại nước ta thời gian vừa qua, để đảm bảo được tiến độ xây dựng, Chính phủ giao cho các địa phương tổ chức thực hiện các dự án thành phần với mục tiêu phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường của địa phương.

Trong thực tế, một số địa phương được giao quản lý, triển khai đầu tư đường bộ cao tốc đã tạo được tính chủ động, kịp thời trong giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng (như công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, công tác vận động, tuyên truyền người dân,…)

Đồng thời, việc phân cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc quy hoạch và phát triển không gian đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp hai bên đường cao tốc, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.

Rủi ro lớn về tiến độ nếu đầu tư toàn bộ bằng PPP

Phân tích về việc lựa chọn hình thức đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 (8 dự án đầu tư công, 4 dự án PPP), trong tờ trình của Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cho rằng, nếu triển khai toàn bộ các dự án thành phần theo hình thức PPP mức độ thành công sẽ không cao, có thể phát sinh các tình huống không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc không huy động được vốn tín dụng để triển khai.

Dẫn chứng thực tế từ dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cho biết, theo Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội, trong 11 dự án thành phần có 8 dự án triển khai theo hình thức PPP và 3 dự án đầu tư công.

Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư đã phát sinh khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tính khả thi và tiến độ hoàn thành dự án, trong đó chủ yếu là huy động vốn tín dụng.

“Trường hợp đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư, phải báo cáo cấp có thẩm quyền chuyển đổi sang đầu tư công, tiến độ kéo dài thêm khoảng 9 tháng. Ngay cả trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thành công nhưng không huy động được vốn vay, tiến độ sẽ kéo dài thêm khoảng 13 tháng so với phương án đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cho biết.

Bài liên quan

Tin mới

Chống khai thác IUU bảo đảm quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, kịp thời, hiệu quả
Chống khai thác IUU bảo đảm quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, kịp thời, hiệu quả

Chiều 16/4, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Ban Chỉ đạo IUU Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển tổ chức hội nghị đánh giá kết quả triển khai đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài tháng 3/2024. 

Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024
Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Hà Nội – Ngày 16/4/2024: Quỹ VinFuture chính thức công bố bắt đầu khởi động chuỗi sự kiện kết nối khoa học công nghệ InnovaConnect năm 2024. Mục tiêu là nhằm tăng cường giao lưu học thuật, trao đổi chuyên môn và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học uy tín thế giới với các Viện – Trường hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới” (Chỉ thị số 38).

Bắc Giang: Nắm bắt cơ hội để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn
Bắc Giang: Nắm bắt cơ hội để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo với chủ đề: “Thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh”.

Điều kiện xây dựng công trình trên đất trồng lúa phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp
Điều kiện xây dựng công trình trên đất trồng lúa phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất điều kiện, tiêu chí xây dựng công trình trên đất trồng lúa phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Tổng giám đốc mới của BIDV MetLife là ai ?
Tổng giám đốc mới của BIDV MetLife là ai ?

Bà Elena Butarova sẽ chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife, phụ trách tổng thể về tầm nhìn, chiến lược phát triển và vận hành cho tất cả các hoạt động kinh doanh của BIDV MetLife.