Đề xuất cắt giảm giá điện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một trong những kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lên Chính phủ xem xét, giải quyết…
Đề xuất cắt giảm giá điện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một trong những kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lên Chính phủ xem xét, giải quyết….

Đại dịch Covid 19 diễn ra từ đầu năm 2020 đến nay chưa có tiến triển tốt hơn tạo nên sự xáo trộn lớn và có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Trong khi đó, quy mô siêu nhỏ với 94% doanh nghiệp nhỏ đã kiến doanh nghiệp càng trở nên khó khăn.

Theo kết quả của cuộc khảo sát năm 2020, 81% doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn không có khách hàng/hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. 72% gặp khó bảo hiểm, tiền lương, 53% khó khăn trả lãi ngân hàng…

Số người lao động mất việc tại các doanh nghiệp khu vực tư nhân cũng đáng kể. Tính đến cuối năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid 19 gồm mất việc làm, nghỉ việc, giãn việc luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… 14% trong số đó buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở tổng hợp đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, đã có 12 nhóm giải pháp đang được cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ xem xét gỉai quyết.

Thứ nhất, xem xét cắt giảm giá điện cho khu vực doanh nghiệp, các hộ kinh doanh để giảm chi phí và áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, cho phép các doanh nghiệp du lịch và logistics được áp dụng mức giá điện sản xuất thay vì giá điện dịch vụ như hiện nay. Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành đàm phán với các hãng hàng không nước ngoài để lấy lại tiền đặt cọc bị mất do huỷ tour vì Covid 19. 

Đề nghị các bộ, ngành và địa phương sửa quy định, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ quá khắt khe, không phù hợp như phải có trên 50% lao động mất việc làm, lao động nghỉ việc một tháng…

Chính phủ cần tiếp tục kéo dài việc thực hiện các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp đến hết năm 2021. Rà soát tính cấp thiết của việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển tại Tp.HCM hay yêu cầu triển khai lắp đồng loạt camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải trước thời hạn 1/7/2021.

Hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp vay qua ngân hàng từ nguồn ngân sách nhà nước, quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lực tài chính cần thiết vượt qua.

Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp được tham gia tổ chức tiêm phòng Covid 19 cho nhân viên theo đúng hướng dẫn Bộ Y tế, cho phép doanh nghiệp tư nhân được chủ động đàm phán mua vaccin với các đơn vị cung ứng toàn cầu, căn cứ trên danh mục Bộ Y tế chấp nhận. Doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để thực hiện xã hội hoá việc tiêm vaccin sớm nhất.