Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

3 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa đưa ra 3 tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020, đồng thời đề xuất xây dựng các kịch bản ứng phó chính sách khác nhau đối với các cấp độ về bệnh dịch.

Theo kịch bản 1, bệnh dịch trong nước được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5 và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. Trong khi đó, thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa. Tuy nhiên các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, vẫn còn dè dặt và chỉ dần hồi phục bắt đầu vào cuối quý 2/2020.

Với GDP quý 1 là 3,8%, VEPR dự báo 3 quý còn lại trong năm GDP lần lượt là: -3,3%, 7,2% và 7,4%. GDP cả năm là 4,2%.

Theo kịch bản 2, bệnh dịch trong nước kéo dài và chỉ được khống chế hoàn toàn vào nửa sau quý 3/2020. Trong thời gian này, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng. Các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối quý 3/2020.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với GDP quý 1 là 3,8%, VEPR dự báo 3 quý còn lại trong năm GDP lần lượt là: -4,9%, - 1,1% và 7 %. GDP cả năm là 1,5%.

Kịch bản 3, bệnh dịch trong nước kéo dài và chỉ được khống chế toàn toàn vào nửa sau quý 4/2020. Trong thời gian này, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng. Các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối quý 4/2020.

Với GDP quý 1 là 3,8%, VEPR dự báo 3 quý còn lại trong năm GDP lần lượt là: -5,1%, - 5,3% và 2,8 %. GDP cả năm là -1%.

Theo VEPR, trong bất kỳ kịch bản nào, trong thời kỳ hậu covid-19 ở Việt Nam, sự phục hồi hoàn toàn của nhiều ngành như hàng không, du lịch hay thời trang xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài cho tới khi thế giới hoàn toàn kiểm soát được bệnh dịch.

VEPR cũng lưu ý, con số tăng trưởng GDP không phản ánh được hết những khó khăn thật của nền kinh tế do không phản ánh được đầy đủ khu vực phi chính thức vốn bị ảnh hưởng nặng nề hơn hẳn so với những đợt suy thoái trước đây.

Theo các chuyên gia VEPR, trong bối cảnh các ràng buộc chính sách (Nguồn lực tài khóa hạn hẹp; Chính sách tài khóa gặp ràng buộc về mục tiêu lạm phát và tỷ giá) thì các chính sách phải đúng trọng tâm, tránh dàn trải gây tốn kém nguồn lực.

VEPR cho rằng, cần xây dựng các kịch bản ứng phó chính sách khác nhau đối với các cấp độ về bệnh dịch (chia thành các cấp độ chính sách “hỗ trợ” và “cứu trợ”.

Bên cạnh thúc đẩy đầu tư công đi kèm tiết kiệm chi thường xuyên (đẩy nhanh thực hiện các dự án hạ tầng đã được phê duyệt; cắt giảm/tiết kiệm chi thường xuyên tối thiểu 10%), cần đặc biệt chú ý đến đối tượng DN.

Đối với nhóm DN bị ngưng hoạt động, VEPR cho rằng cần khoanh/ngưng các chi phí tài chính (khoanh nợ/lãi, tiền thuê đất), sau khi bệnh dịch qua đi, nếu còn hoạt động trở lại mới khuyến khích tín dụng.

Đối với nhóm các DN bị ảnh hưởng nhưng còn hoạt động, cần có tiêu chí phân loại mức độ chịu ảnh hưởng và hưởng hỗ trợ như: Hoãn, miễn đóng BHXH, tiền thuê đất, lãi vay, giãn thu thuế VAT (không phải thuế TNDN);Ưu đãi vốn vay nhưng phải đảm bảo phương án kinh doanh khả thi để tránh nợ xấu.

Đối với nhóm các DN ít hoặc không bị ảnh hưởng, hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả, cần hết sức tạo điều kiện về môi trường thể chế và chính sách ngành, bởi đây là nhóm gánh đỡ cho cả nền kinh tế.

Trong dài hạn, cần có những chính sách dài hơi hơn như : Giữ nền tảng vĩ mô ổn định để chuẩn bị cho sự phục hồi sau bệnh dịch; Từng bước xây dựng đệm tài khóa để phòng chống những cú sốc kiểu covid-19; Đa dạng hóa thị trường xuất/nhập khẩu (tránh phụ thuộc hoàn toan vào EU, Mỹ, Nhật hay Trung Quốc).

PV

Bài liên quan

Tin mới

Ngân hàng Bản Việt được đổi tên viết tắt thành BVBank
Ngân hàng Bản Việt được đổi tên viết tắt thành BVBank

Ngân hàng Nhà Nước vừa ban hành quyết định chấp thuận sửa đổi tên viết tắt bằng tiếng Anh của Ngân hàng TMCP Bản Việt (UPCoM: BVB) từ Viet Capital Bank thành BVBank.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp SME: Bứt phá trên đường đua thương mại điện tử
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp SME: Bứt phá trên đường đua thương mại điện tử

Đón đầu xu thế chuyển đổi số đang tăng trưởng mạnh mẽ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), ngân hàng VPBank đã tung gói giải pháp Simplify/Ecompay hỗ trợ các doanh nghiệp bứt phá trên đường đua thương mại điện tử.

Tháng 5: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp, ước tính tăng 2,2% so tháng trước
Tháng 5: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp, ước tính tăng 2,2% so tháng trước

Báo cáo của Tổng cục Thống kê nêu cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 5, ước tính tăng 2,2% so tháng trước và tăng 0,1% so cùng kỳ năm trước.

Quảng Ninh: Ra mắt mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quảng Ninh: Ra mắt mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Thực hiện Chương trình phối hợp của Công an tỉnh Quảng Ninh với Sở giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022-2025, Phòng CSGT ĐB-ĐS Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp Công an thị trấn Tiên Yên và trường THPT Tiên Yên xây dựng ra mắt mô hình “Cổng trường An toàn giao thông”.

Triển khai xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị” 2023
Triển khai xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị” 2023

Sáng 30/5, UBND phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng Công an phường Phú Thượng đạt “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị” năm 2023.

Bình Định: Phát động phong trào “Môi trường du lịch AN TOÀN – THÂN THIỆN – HẤP DẪN”
Bình Định: Phát động phong trào “Môi trường du lịch AN TOÀN – THÂN THIỆN – HẤP DẪN”

Ngày 30/5, tại thị trân Phú Phpng, huyện Tây Sơn (Bình Định) đã diễn ra Lễ phát  động phong trào “Môi trường du lịch AN TOÀN – THÂN THIỆN – HẤP DẪN”. Lễ phát động nhằm triển khai Nghị quyết của Tỉnh uỷ Bình Định về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 – 2025.