Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

3 trường đại học của Việt Nam tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới

Theo bảng xếp hạng THE, Việt Nam tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới. Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp nhóm 251-300, Đại học Bách khoa Hà Nội xếp nhóm 351-400 và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 401-500 thế giới.

Theo đó, Việt Nam có ba đại học trong số 606 cơ sở giáo dục đại học ở 48 quốc gia được xếp hạng. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp nhóm 251-300, Đại học Bách khoa Hà Nội xếp nhóm 351-400 và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 401-500 thế giới.

Đây cũng là năm thứ hai 3 cơ sở giáo dục trên của Việt Nam có tên trong bảng danh sách này.

Đại học Bách khoa Hà Nội xếp nhóm 351-400
Đại học Bách khoa Hà Nội xếp nhóm 351-400.

So với năm 2020, Bảng xếp hạng đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2021 có thêm 73 cơ sở giáo dục mới, tăng 14%. Đứng đầu bảng xếp hạng này vẫn chủ yếu là các cơ sở giáo dục đại học ở Trung Quốc với 91 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, tiếp theo là Nga với 48 cơ sở giáo dục đại học, Đài Loan là 38 cơ sở giáo dục đại học và Nam Phi với 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng.

Trong khu vực Đông Nam Á, một số đại học hàng đầu có thứ hạng cao như trường Đại học Malaya (Malaysia) vị trí 31, Trường Đại học Mahidol (Thái Lan) vị trí 80; Đại học Indonesia (Indonesia) vị trí 116; Đại học Philippines (Philippines) vị trí 83…

Bảng xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi được tạp chí THE công bố hàng năm kể từ năm 2014. Bảng xếp hạng dựa trên 13 tiêu chí xếp hạng đại học thế giới của THE nhưng đánh giá lại các trường đại học với sự điều chỉnh về trọng số các tiêu chí để phản ánh được những ưu tiên phát triển của trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi như: giảng dạy (trọng số 30%), nghiên cứu (trọng số 30%), trích dẫn khoa học (trọng số 20%), quốc tế hóa (trọng số 10%), chuyển giao tri thức (trọng số 10%).

Trong đó, tiêu chí giảng dạy được THE đánh giá rất khách quan. Uy tín của một cơ sở giáo dục đại học dựa kết quả Bản Khảo sát Danh tiếng Học thuật hàng năm bên cạnh nhiều thống kê khác. Về nghiên cứu, THE đo năng suất nghiên cứu của các trường đại học bằng cách thống kê số lượng trung bình các bài báo khoa học trên mỗi giảng viên trong cơ sở dữ liệu Scopus.

Đối với chất lượng các công bố khoa học, THE phân tích ảnh hưởng nghiên cứu khoa học của một trường đại học bằng cách tính số lượng trung bình số lần một công bố khoa học được trích dẫn bởi các học giả trên thế giới. Về tiêu chí quốc tế hóa được đánh giá dựa vào tỷ lệ sinh viên quốc tế, tỷ lệ giảng viên nước ngoài và hợp tác quốc tế.

Ở tiêu chí cuối cùng, THE xem xét hoạt động chuyển giao kiến thức, công nghệ của một trường đại học bao gồm các sáng kiến, phát minh và tư vấn. Tiêu chí này còn đo khả năng thu hút tài trợ của một trường đại học trên thị trường thương mại.

Tạp chí THE dựa vào dữ liệu phân loại các nền kinh tế mới nổi của tập đoàn FTSE. Tập đoàn FTSE chuyên cung cấp dịch vụ tạo ra các chỉ số chứng khoán trên toàn cầu. Nổi tiếng nhất là FTSE 100, đây là chỉ số bao gồm các cổ phiếu của các công ty có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán London. FTSE phân loại các nền kinh tế mới nổi ra ba nhóm là “tiên tiến”, “loại hai” và “cận biên”. Việt Nam được xếp vào nhóm các nền kinh tế cận biên.

Theo đánh giá của tạp chí THE, đại học ở các nền kinh tế mới nổi tiến bộ nhanh hơn so với các cơ sở giáo dục đại học ở các quốc gia và khu vực phát triển./.

Đăng Khôi (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam vừa tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, thu giữ 700 kg thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.