Tham dự sự kiện có 13 doanh nghiệp đến từ 11 quốc gia và 02 trung tâm nghiên cứu trong đó có: Tập đoàn Nissin Foods (Nhật Bản), Nongshim (Hàn Quốc), Monde Nissin (Philippines), Baixiang Food (Trung Quốc), Indofood (Indonesia), Nestle Malaysia (Malaysia), Acecook Việt Nam (Việt Nam),…

Ảnh minh họa internet
An toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng nhìn từ góc độ của mì ăn liền. Ảnh minh họa internet.

Tại hội nghị, các thành viên đã chia sẻ và thảo luận nhiều nội dung quan trọng liên quan đến những rủi ro an toàn thực phẩm hiện tại và những giải pháp ứng phó cần thực hiện trong tương lai. Đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của toàn ngành hàng mì ăn liền.

Đại diện cho khách mời, ông Yamasaki Takeshi, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học An toàn và An ninh thực phẩm Nhật Bản (SFSS) đã chia sẻ vấn đề được tất cả các thành viên quan tâm với chủ đề truyền thông thông minh và hiệu quả về rủi ro an toàn thực phẩm đến với người tiêu dùng.

Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị lần này là các thành viên đã xem lại tiến độ triển khai một số cam kết bền vững của ngành đã đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 10 diễn ra vào tháng 08/2022, tập trung vào 04 lĩnh vực gồm: Dinh dưỡng và sức khỏe, Môi trường bền vững, An toàn thực phẩm và Giải quyết các vấn đề khác của xã hội. 

Đây đều là những cam kết góp phần nâng cao giá trị ngành hàng mì ăn liền trong thời gian tới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Các thành viên cũng chia sẻ tiến độ thực hiện các mục tiêu của mình sau một năm thực hiện và tái khẳng định toàn ngành sẽ tiếp tục tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên trên.

Cuộc họp dành thời gian để tổng kết nội dung cũng như dự định cho các phương hướng hoạt động sắp tới hướng đến Hội nghị WINA lần thứ 11 vào năm 2024, kêu gọi nhiều thành viên cùng thực hiện các cam kết bền vững của ngành…

An toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng nhìn từ góc độ của mì ăn liền. Ảnh minh họa internet.
An toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng nhìn từ góc độ của mì ăn liền. Ảnh minh họa internet.

Hiệp hội Mì ăn liền thế giới được thành lập vào tháng 03/1997. Có 132 doanh nghiệp thành viên từ 23 quốc gia và khu vực lãnh thổ. Trong đó có 13 doanh nghiệp đóng vai trò là thành viên điều hành (governors), 02 thành viên đặc biệt (Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Trung Quốc, Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm tiện lợi Nhật Bản).

Từ khi thành lập, WINA đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành như: Cung cấp thông tin liên quan đến cải tiến chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền; Thu thập và cung cấp thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp thành viên,…

Bên cạnh có, WINA cũng thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm gia tăng nhu cầu mì ăn liền; Tổ chức hội nghị thượng đỉnh để trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong Hiệp hội và truyền tải thông tin; Tổ chức các cuộc họp xoay quanh chủ đề về an toàn thực phẩm và hỗ trợ lương thực thông qua việc cung cấp mì ăn liền.

Acecook Việt Nam trở thành thành viên của WINA vào tháng 08/2011 và được bổ nhiệm làm thành viên điều hành (Governors). Ngoài Acecook Việt Nam, Nissin Foods Việt Nam và VIFON cũng là thành viên chính thức (regular members) của Hiệp hội này.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhu cầu mì ăn liền cao nhất thế giới. Nhu cầu này vẫn đang trong xu hướng tăng lên mỗi năm. Đặc biệt, theo dữ liệu tổng hợp của WINA, năm 2022, tổng nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, khoảng 8,5 tỷ gói, và đứng thứ nhất thế giới về số gói tiêu thụ bình quân trên đầu người, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ 85 gói mì/năm.

Xuân Hải (t/h)