Trước đó, EU đã áp đặt kiểm tra thực tế và các thủ tục giấy tờ bổ sung đối với thịt, thủy sản và các sản phẩm động vật khác nhập khẩu từ Vương quốc Anh, nhưng Vương quốc Anh đã trì hoãn việc áp dụng các biện pháp kiểm soát tương đương cho đến ngày 1/10/2021 (đối với các khai báo bổ sung) và ngày 1/1/2020 (đối với kiểm tra thực tế).

EU là thị trường xuất khẩu cá da trơn lớn nhất của Việt Nam. Ảnh minh họa
EU là thị trường xuất khẩu cá da trơn lớn nhất của Việt Nam. Ảnh minh họa

Chính phủ Anh cho biết rằng việc khai báo và kiểm soát hải quan đầy đủ sẽ không được áp dụng trước ngày 1/1/2022, trong khi giấy chứng thư vệ sinh xuất khẩu - bao gồm việc kiểm tra bởi các chuyên gia thú y có trình độ - sẽ bắt buộc từ ngày 1/7/2022.

Các yêu cầu về thông báo trước đối với hàng hóa vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS), dự kiến được áp dụng vào ngày 1/10/2021, nay sẽ được áp dụng vào ngày 1/1/2022.

Các yêu cầu mới đối với giấy chứng thư vệ sinh xuất khẩu, dự kiến được áp dụng vào ngày 1/10/2021, nay sẽ được áp dụng vào ngày 1/7/2022.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra thực tế hàng hóa SPS tại các chốt kiểm soát biên giới, sẽ được ban hành vào ngày 1/1/2022, nay sẽ được áp dụng vào ngày 1/7/2022.

Các khai báo về an toàn và an ninh đối với hàng nhập khẩu sẽ được yêu cầu kể từ ngày 1/7/2022 thay vì ngày 1/1/2022. Các khai báo và kiểm soát hải quan đầy đủ sẽ được áp dụng vào ngày 1/1/2022.

Các nhà nhập khẩu và các công ty logistic, đã đối phó với các biện pháp kiểm soát bổ sung đối với xuất khẩu sang EU và tình trạng thiếu nhân viên do hậu quả của Brexit và đại dịch Covid-19, đã kêu gọi thêm thời gian để sẵn sàng cho các quy định mới.

 Ngọc Khánh