Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo đó, các hoạt động chính gồm: Tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về trẻ em cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, cộng tác viên cơ sở;

Duy trì và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em như: Trung tâm công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh; văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện; điểm tư vấn, tham vấn bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; văn phòng hoặc điểm tham vấn và thực hiện quyền trẻ em trong trường học; địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh cộng đồng tại các địa phương...;

Huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khó khăn dựa vào cộng đồng, đảm bảo các em được chăm sóc và bảo vệ một cách tốt nhất thông qua các hoạt động: miễn giảm học phí theo quy định, tặng học bổng, hỗ trợ học nghề và trợ giúp việc làm; hỗ trợ sữa; hỗ trợ khám sàng lọc khuyết tật, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng; tìm gia đình chăm sóc thay thế; bảo vệ trẻ em và trợ giúp pháp lý; kết nối các chương trình hỗ trợ sinh kế cho gia đình của trẻ em...;

Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động về “Phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2020-2025” (được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1826/QĐ-UBND ngày 07/7/2020);

Triển khai các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em như: Mô hình “Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”; Mô hình xã, phường, thị trấn đạt cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; vận động toàn xã hội, cộng đồng, người dân sử dụng các trang thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường bộ; tổ chức các lớp trang bị kỹ năng bơi an toàn, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng cứu đuối cho trẻ em, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu trong tai nạn thương tích...;

Triển khai phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em: rà soát chặt chẽ tình trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ lao động kiếm sống trên địa bàn, qua đó kịp thời can thiệp và có biện pháp hỗ trợ nếu phát hiện tình trạng trẻ em bị lợi dụng hoặc bị buộc phải lao động; hỗ trợ lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và gia đình tiếp cận chính sách, chương trình, dịch vụ giảm nghèo, an sinh xã hội, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp...;

Triển khai các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em: Diễn đàn trẻ em các cấp; mô hình “Câu lạc bộ quyền trẻ em”; mô hình “Công dân số tương lai”...;

Triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; lồng ghép với các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới” và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương;

Triển khai hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng theo nhu cầu;

Triển khai hoạt động chăm sóc toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời; tư vấn, hướng dẫn, giáo dục cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em các kiến thức kỹ năng chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi;

Triển khai thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống tại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo;

Thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về trẻ em và duy trì, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu, thu thập và cập nhật thông tin và quản lý tình hình về trẻ em.

Do đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các chương trình, đề án liên quan đến trẻ em.

Tổ chức “Tháng hành động vì trẻ em năm 2024"; các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; các hoạt động tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng được thực hiện đầy đủ quyền của trẻ em, được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, cung cấp kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp, các ngành, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em; tổ chức thanh tra, kiểm tra, khảo sát liên ngành, chuyên đề về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Yến Linh(t/h)