Các nhà sư và các địa biểu dâng hương trước khi thực hiện lễ rước bài vị Tam Tổ Trúc Lâm.
Các nhà sư và các địa biểu dâng hương trước khi thực hiện lễ rước bài vị Tam Tổ Trúc Lâm.

Dự lễ rước có đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Tuần VHDL và khai hội xuân Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang năm 2025, đại diện một số sở, ngành tỉnh, TP. Bắc Giang cùng đông đảo tăng, ni, phật tử, người dân.

Đoàn rước bài vị Tam Tổ Trúc Lâm từ nhà Tổ đệ nhị ra tam bảo
Đoàn rước bài vị Tam Tổ Trúc Lâm từ nhà Tổ đệ nhị ra tam bảo.

Đoàn rước gồm 51 xe (bằng số tuổi của Phật hoàng Trần Nhân Tông) chở cờ hội, cờ Phật giáo, mâm lễ, bài vị Tam Tổ Trúc Lâm, tăng, ni, phật tử bảo đảm tính tôn nghiêm, trang trọng theo đúng nghi thức Phật giáo. Ba vị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm gồm: Tổ đệ nhất là Thượng hoàng, Thiền sư Trần Nhân Tông (1258-1308); Tổ đệ nhị là Thiền sư Pháp Loa (1284-1330); Tổ đệ tam là Thiền sư Huyền Quang (1254-1334). Cả ba vị Tổ đều đi tu và thành đạo ở chùa Vĩnh Nghiêm.

Đoàn rước di chuyển qua tam quan chùa Vĩnh Nghiêm hướng về Tây Yên Tử.
Đoàn rước di chuyển qua tam quan chùa Vĩnh Nghiêm hướng về Tây Yên Tử.

Với vai trò là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng với quy mô kiến trúc bề thế, mang tính quy chuẩn, mẫu mực của kiến trúc chùa tháp truyền thống, có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, xứng danh là một “đại danh lam cổ tự”. Chùa được coi là Trường Đại học Phật giáo đầu tiên của nước ta đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Bá Đoàn