Nhà máy ép dầu thực vật Dabaco tại Cụm công nghiệp Tân Chi (huyện Tiên Du) (Ảnh: bacninh.gov.vn)
Nhà máy ép dầu thực vật Dabaco tại Cụm công nghiệp Tân Chi (huyện Tiên Du) (Ảnh: bacninh.gov.vn)

Quy chế áp dụng với các đối tượng gồm: Các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp; các sở, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý cụm công nghiệp.

Theo Quy chế, Sở Công Thương là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn; phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về cụm công nghiệp; xây dựng, điều chỉnh và hoàn thành phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn; thành lập, mở rộng và điều chỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp theo quy định. Đồng thời, Sở Công Thương tiến hành chuyển đổi cụm công nghiệp cho phù hợp với lộ trình chuyển đổi trong Phương án phát triển cụm công nghiệp của tỉnh; xử lý đối với những cụm công nghiệp chưa có quyết định thành lập.

Sở Công Thương cũng là đơn vị lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; Tiến hành thu hồi đất, cho thuê đất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; tiếp nhận và thực hiện các thủ tục về đầu tư đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp; Quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích và hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; quản lý những cụm công nghiệp không có chủ đầu tư là doanh nghiệp; Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo và công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định.

Việt Anh