Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuỗi cửa hàng mẹ và bé An Ú ở Bắc Ninh bán nhiều hàng lậu, hàng trốn thuế, không nguồn gốc

Hệ thống mẹ bầu và em bé An Ú tỉnh Bắc Ninh có tới 06 cửa hàng tại TP. Bắc Ninh, TP. Từ Sơn và huyện Quế Võ. Tại hệ thống cửa hàng này đang bày bán một lượng lớn hàng hoá cho mẹ và bé không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng lậu, hàng trốn thuế gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Bày bán sữa và sản phẩm cho trẻ sơ sinh đều nhiều không

PV Thương hiệu và Công luận đã "mục sở thị" tại 03 cửa hàng của hệ thống An Ú tại số 271 Nguyễn Gia Thiều, số 55 Nguyễn Cao (TP. Bắc Ninh) và số168 Lê Quang Đạo (TP. Từ Sơn). Đây là 03 trong 7 cơ sở của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ An Ú có địa chỉ tại số 271 đường Nguyễn Gia Thiều, phường Tiền An, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Theo ghi nhận của PV, cửa hàng An Ú bày bán rất nhiều sản phẩm cho mẹ bầu và em bé, bao gồm: Sữa bột, sữa tươi các loại, đồ ăn dặm, mì cho bé, quần áo, bình sữa, núm tí, máy móc hâm sữa, ủ sữa, xe đẩy, thực phẩm chức năng…. Tuy nhiên, số lượng lớn mặt hàng ở đây đều không có đầy đủ tem nhãn phụ theo quy định của cơ quan chức năng.

s
Tất cả các mặt hàng quần áo cho bé từ sơ sinh cho đến mấy tháng tuổi đều không có tem nhãn phụ ghi thông tin nơi sản xuất, chất liệu.
Mặt hàng giày dép cho bé cũng không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, không biết được thông tin nhà sản xuất, chất liệu ra sao, có đảm bảo chất lượng cho da bé hay không?
Mặt hàng giày dép cho bé cũng không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, không biết được thông tin nhà sản xuất, chất liệu ra sao, có đảm bảo cho da bé hay không?

Đây là khu vực bán đồ quấn cho bé như khăn trùm, kén quấn giúp em ngủ ngon. Sản phẩm toàn chữ Tiếng Anh nhưng phía dưới lại có chữ Made In China. Khi PV thắc mắc không có tem nhãn phụ ghi xuất xứ và thông tin sản phẩm, nhân viên tại cửa hàng 271 Nguyễn Gia Thiều cho biết: “Hàng này xuất xứ của Trung Quốc chị ạ, hầu như xuất xứ của Trung hết. Đồ của em bé thì chất lượng tốt chị nhé, không kích ứng da cho em bé đâu”.

Sản phẩm khăn cho bé cũng toàn chữ nước ngoài, không có bất cứ thông tin nào bằng Tiếng Việt
Sản phẩm khăn cho bé cũng toàn chữ nước ngoài, không có bất cứ thông tin nào bằng Tiếng Việt.
Sản phẩm đồ cho bé tập nhau cũng toàn tiếng nước ngoài, không có thông tin Tiếng Việt
Sản phẩm đồ cho bé tập nhai cũng toàn tiếng nước ngoài, không có thông tin Tiếng Việt.
Sản phẩm sữa tắm cho bé từ Nhật Bản, nhưng người tiêu dùng không biết tìm hiểu sản phẩm như thế nào bởi toàn tiếng nước ngoài
Sản phẩm sữa tắm cho bé từ Nhật Bản, nhưng người tiêu dùng không biết tìm hiểu sản phẩm như thế nào bởi toàn tiếng nước ngoài.
Quầy để sữa cho trẻ em, 100% không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, khách hàng phải hỏi rất kĩ nhân viên bán hàng mới biết loại nào, sử dụng như thế nào, liều lượng ra sao.
Quầy để sữa cho trẻ em, 100% không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, khách hàng phải hỏi rất kĩ nhân viên bán hàng mới biết loại nào, sử dụng như thế nào, liều lượng ra sao.
Sản phẩm đồ ăn cho bé, vẫn không tìm thấy tem nhãn phụ Tiếng Việt
Sản phẩm đồ ăn cho bé, vẫn không tìm thấy tem nhãn phụ Tiếng Việt.
Sản phẩm mì cho bé ăn dặm, người tiêu dùng tìm mỏi mắt không thấy tem nhãn Tiếng Việt
Sản phẩm mì cho bé ăn dặm, người tiêu dùng tìm mỏi mắt không thấy tem nhãn Tiếng Việt.
Cầm sản phẩm trên tay nhưng người tiêu dùng không biết đây là sản phẩm gì bởi không có thông tin sản phẩm bằng Tiếng Việt
Cầm sản phẩm trên tay nhưng người tiêu dùng không biết đây là sản phẩm gì bởi không có thông tin sản phẩm bằng Tiếng Việt.
Sản phẩm ghế ăn dặm cho trẻ không có tem nhãn phụ Tiếng Việt
Sản phẩm ghế ăn dặm cho trẻ không có tem nhãn phụ Tiếng Việt.
Toàn bộ thông tin là chữ nước ngoài khiến người tiêu dùng không thể tìm hiểu được về nơi sản xuất, chất liệu sản phẩm
Toàn bộ thông tin là chữ nước ngoài khiến người tiêu dùng không thể tìm hiểu được về nơi sản xuất, chất liệu sản phẩm.

Thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, nhân viên tự "kê toa"

Tại 03 cửa hàng này, còn có khu bày bán thực phẩm chức năng với rất nhiều sản phẩm 100% chữ nước ngoài khiến PV bị “sốc” bởi không thể biết được đó là sản phẩm gì, công dụng là sao, thành phần thế nào, đối tượng sử dụng là ai, độ tuổi?...

Khu vực bàn bán thực phẩm chức năng tại cơ sở Từ Sơn. Toàn bộ là hàng hoá không tem nhãn phụ Tiếng Việt.
Khu vực bàn bán thực phẩm chức năng tại cơ sở Từ Sơn. Toàn bộ là hàng hoá không tem nhãn phụ Tiếng Việt.

Khi PV thắc mắc không có thông tin Tiếng Việt để người tiêu dùng biết nguồn gốc và cách sử dụng, thì nhân viên cửa hàng tại 55 Nguyễn Cao nói: “Cái này không có thông tin Tiếng Việt, là hàng xách nội địa ạ”. Thật sự, chúng tôi cũng "va vấp" nhiều nhưng không hiểu "hàng xách nội địa" là hàng gì mà lại thiếu quy định vẫn bày bán thế?

Tiếp đó, PV trao đổi, đối với một sản phẩm được giới thiệu là tăng sức đề kháng của Nga thì "cách dùng thế nào, bé bao nhiêu tháng dùng được"? Nhân viên bán hàng tại đây sẵn sàng làm thay luôn nhiệm vụ của bác sĩ dinh dưỡng là tư vấn và hướng dẫn sử dụng: “Cái này thông thường tăng đề kháng hàng ngày, mỗi ngày 10 giọt, khi mà bé bị ốm thì mình tăng hơn 10 giọt, từ 1 tháng trở lên dùng được. Có thể bổ sung liên tiếp từ 1-3 tháng, có 175.000 đồng”. Nhân viên hỏi tiếp: “Bé mấy tuổi ạ? Từ 7 tháng đến 6 tuổi mỗi ngày 1 viên thôi ạ. Uống trước khi đi ngủ”.

Hay với một sản phẩm thực phẩm chức năng khác được nhân viên giới thiệu là “DHA này dạng viên của Úc ạ, bé 7 tháng trở lên dùng được, hơn 300.000 đồng ạ, dùng đến 12 tuổi”, bởi tuyệt nhiên không có bất cứ thông tin nào bằng Tiếng Việt, như khiến người tiêu dùng rơi vào ma trận ngoại ngữ.

PV hỏi: “Toàn bộ đây là hàng xách tay hết à?”. Nhân viên khẳng định: “Vâng”.

Người tiêu dùng rơi vào ma trận thông tin bởi thiếu tem nhãn phụ.
Người tiêu dùng rơi vào "ma trận" thông tin bởi thiếu tem nhãn phụ.

Theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT để có thể kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/TT-BYT.

Để kinh doanh thực phẩm chức năng thì tổ chức, cá nhân phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể và đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng theo đúng quy định. Bên cạnh đó, sau khi đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng thì chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng phải tham gia lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế để được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nghi vấn hàng lậu, trốn thuế

Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những dấu hiệu giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc xuất xứ và loại sản phẩm được bày bán, lưu hành trên thị trường. Do vậy, pháp luật cũng đã đưa ra những quy định rõ ràng về cách thức gắn nhãn mác sản phẩm đối với từng đối tượng cụ thể tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP.

Nhãn hàng hóa bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là Tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Quy định của pháp luật về việc ghi, sử dụng nhãn phụ: Ngôn ngữ bắt buộc của nhãn phụ là Tiếng Việt; các trường hợp bắt buộc phải có nhãn phụ là hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam: Trong đó bao gồm các hàng hóa mà nhãn gốc chưa thể hiện đủ nội dung bắt buộc; hàng hóa có nhãn gốc sử dụng ngôn ngữ là tiếng nước ngoài.

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP  quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa, những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt (trừ một số quy định khác). Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng tiếng Việt.

Luật pháp hiện hành đã rất cụ thể, thế nhưng hệ thống cửa hàng An Ú chuyên bán sản phẩm cho mẹ bầu và em bé, là những đối tượng rất nhạy cảm về sức khoẻ, tâm lý, cần được bảo vệ trên hết bởi những sản phẩm đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo về chất lượng, phải được cơ quan chức năng thông quan và kiểm soát trước khi bày bán ra thị trường…lại đang “lợi dụng” sự sơ hở của pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước để bày bán các sản phẩm hàng hoá “vi phạm luật” một cách công khai, cố tình thách thức các quy định.

Trước đó, Tạp chí Thương hiệu và Công luận cũng đã có bài viết phản ánh “Cửa hàng An Ú Store Hạ Long bán hàng giả, không nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn tiếng Việt” có địa chỉ tại LK29-30 Shophouse ngã 4 Loong Toong, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi ngang nhiên bày bán số lượng lớn các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định. Ngay sau phản ánh của Thương hiệu và Công luận, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh đã vào cuộc xử lý và ra quyết định xử phạt 50 triệu đồng với sai phạm này, cùng với đó là tịch thu toàn bộ hàng hoá sai phạm về nhãn mác.

Bên cạnh đó, ngoài việc vi phạm về nhãn hàng hoá, PV còn nhận thấy cửa hàng không xuất hoá đơn VAT cho khách hàng khi thanh toán hoá đơn trên 200.000 đồng. PV thắc mắc có xuất hơn VAT không? Nhân viên cửa hàng 55 Nguyễn Cao cho biết: "Không chị ạ, kể cả trên 10 triệu chúng em cũng không xuất hoá đơn đỏ".

Như vậy có thể thấy, tại chuỗi các cửa hàng An Ú tại Bắc Ninh, Quảng Ninh bày bán rất nhiều sản phẩm nước ngoài không có tem nhãn mác theo đúng quy định của pháp luật. Điều này vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý người tiêu dùng, vừa có thể gây thất thoát ngân sách Nhà nước với hành vi trốn thuế.

Theo quy định tại Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC và Điều 3, Thông tư 39/2014/TT-BTC, người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ sử dụng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu hoặc hàng hóa, dịch vụ để cho, biếu tặng. Theo khoản 1, Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Theo đó, bán hàng hoá dịch vụ có tổng giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc phải xuất hoá đơn dù khách hàng không lấy hoá đơn. Nhưng hoá đơn của PV có giá trị hơn 200.000 đồng, mặc dù PV có yêu cầu nhưng nhân viên cửa hàng đã từ chối. Dư luận đặt ra câu hỏi tại sao cửa hàng An Ú không xuất hoá đơn VAT cho khách hàng dù khách đã yêu cầu, thậm chí giá trị 10 triệu đồng cũng không xuất? Liệu đây có phải hành vi trốn thuế với cơ quan nhà nước?

Khoản 4, Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5, Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC quy định: - Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.

Trước vi phạm về tem nhãn mác số lượng lớn và hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ tại hệ thống cửa hàng An Ú Bắc Ninh, đề nghị Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Ninh, cơ quan thuế tỉnh Bắc Ninh, các cơ quan ban ngành chức năng liên quan…nhanh chóng vào cuộc kiểm tra xác minh, xử lý sai phạm để bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng, đối tượng chính mà cửa hàng An Ú hướng tới là mẹ bầu và em bé.

Thương hiệu và Công luận chuyển đến bạn đọc thông tin tiếp theo của vụ việc.

Nhóm PV

Bài liên quan

Tin mới

Hàng loạt điểm nhấn hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mùa hè tại Sầm Sơn
Hàng loạt điểm nhấn hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mùa hè tại Sầm Sơn

Chiều 16/4, UBND TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về hoạt động du lịch biển năm 2024. Theo đó, với hàng chục hoạt động chào mừng trước, trong và sau Lễ hội du lịch biển sẽ góp phần nối dài hành trình trải nghiệm của mỗi du khách khi đến nơi đây.

Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật “Hải Phòng – Kết nối miền di sản”
Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật “Hải Phòng – Kết nối miền di sản”

Ngày 16/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật với chủ đề “Hải Phòng – Kết nối miền di sản” hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Lãnh đạo TP. Hải Phòng thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão
Lãnh đạo TP. Hải Phòng thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 16/4, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Lê Khắc Nam đến thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; gặp mặt, tặng quà tri ân gia đình các chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024 công bố nhà tài trợ
Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024 công bố nhà tài trợ

Sáng nay, tại Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Nestlé MILO đã tổ chức Lễ Họp báo Công bố Nhà tài trợ Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) Toàn quốc Cúp Nestlé MILO 2024.

Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật
Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

Ngày 16/4, Thường trực HĐND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu chủ trì phiên họp.