Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bài 2: Công trình B6 – Giảng Võ: TCT 36 “qua mặt” các cơ quan chức năng?

Mặc dù chưa được Chính phủ phê duyệt phương án điều chỉnh, chưa được cấp phép xây dựng; tuy nhiên, công trình B6 Giảng Võ vẫn ngang nhiên tiến hành thi công, khiến Dự án này có khả năng bị phá vỡ về kiến trúc.

THCL Mặc dù chưa được Chính phủ phê duyệt phương án điều chỉnh, chưa được cấp phép xây dựng; tuy nhiên, công trình B6 Giảng Võ vẫn ngang nhiên tiến hành thi công, khiến Dự án này có khả năng bị phá vỡ về kiến trúc.

Đáng nói, trong quá trình thi công, đơn vị này đã có nhiều vi phạm về TTXD, nhưng các cơ quan chức năng dường như đang “bất lực” trước sai phạm?

Bài 2: Công trình B6 – Giảng Võ: TCT 36 “qua mặt” các cơ quan chức năng? - Hình 1

Công trình đã xây dựng xong 3 tầng hầm và tiếp tục xây dựng khi chưa được Chính phủ phê duyệt

Xây dựng khi chưa được Chính phủ phê duyệt?

Theo tìm hiểu của phóng viên, công trình B6 Giảng Võ được UBND TP. Hà Nội giao cho Tổng công Ty 36 vào năm 2015. Sau khi nhận lại dự án, Tổng công ty 36 đã có đơn xin điều chỉnh về quy mô dự án từ 4 tầng hầm 24 tầng nổi, thành 3 tầng hầm và 28 tầng nổi. Việc điều chỉnh đã được UBND TP. Hà Nội đồng ý về mặt chủ trương và cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, phương án thay đổi vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

Ông Nguyễn Hồng Lợi, Chủ nhiệm Chính trị Tổng công ty 36 cho biết: “TP. Hà Nội đã đồng ý về phương án của Tổng công ty 36, nhưng đến nay thì vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, Thành phố có kết luận trong quá trình chờ thì chúng tôi tiến hành làm và cũng đã có văn bản phê duyệt 3 tầng hầm”.

Tuy nhiên, Tổng công ty 36 lại không đưa ra được văn bản cho phép thi công của Thành phố khi đang chờ phê duyệt như ông Lợi đã nói. Thay vào đó, Tổng công ty chỉ đưa ra được Văn bản số 4716 từ năm 2011, cho phép thi công cọc đại trà. Văn bản cho phép này là theo bản thiết kế quy mô 4 tầng hầm và 24 tầng nổi. Vậy văn bản này liệu có còn phù hợp với kiến trúc mà Thành phố đã trình lên Thủ tướng?

Trao đổi với ông Đoàn trung Chiến - Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình, ông Chiến cho biết: “Bên Thanh tra Xây dựng quận, tính đến thời điểm này cũng chưa hề có hồ sơ, bản vẽ thiết kế mới của công trình B6. Đội thanh tra cũng đặt lịch và đến Tổng công ty 36 rất nhiều lần để yêu cầu cung cấp hồ sơ, bản vẽ, nhưng vẫn chưa làm việc được”.

Bài 2: Công trình B6 – Giảng Võ: TCT 36 “qua mặt” các cơ quan chức năng? - Hình 2

Văn bản chấp thuận cho thi công cọc đại trà của công trình B6 Giảng Võ

Trước đó, để thi công các tầng hầm của công trình B6, đơn vị này đã có hành vi để vật liệu xây dựng lấn chiếm hè, lề đường. Thanh tra Xây dựng và UBND phường Giảng Võ đã xuống lập biên bản xử phạt hành chính. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở việc vi phạm trong vấn đề tập kết VLXD không đúng nơi quy định, còn về việc chủ đầu tư cho thi công khi chưa được sự phê duyệt, vi phạm trật tự xây dựng thì không hề được các cơ quan chức năng nhắc tới.

Công ty 36 có “qua mặt” các cơ quan chức năng?

Dư luận thắc mắc: Phải chăng, hiện nay Tổng công ty 36 sử dụng Công văn số 372-CV/TU của Thành ủy Hà Nội để “làm bùa phép” cho vi phạm của mình?

Ngoài ra, đơn vị này có vẻ còn sử dụng công văn trên làm "cơ sở pháp lý duy nhất" để gửi các cơ quan chức năng trong việc thi công công trình này?

Tuy nhiên, nội dung Công văn số 372-CV/TU của Thành ủy Hà Nội, nêu rõ: “Thành ủy đề nghị Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan kiến nghị với Chính phủ sớm xem xét và có ý kiến để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đưa dự án vào hoạt động”.

Như vậy có thể thấy, đây không phải là giấy phép xây dựng hay một văn bản nào tương tự thay thế cho việc thi công công trình này. Và đương nhiên, phê duyệt của Chính phủ mới là quyết định cuối cùng về việc cho phép công trình này được thi công. Ngoài ra, theo phía Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình, đây là giấy tờ duy nhất mà "khó khăn lắm Đội thanh tra mới lấy được từ Tổng công ty 36?".

Bài 2: Công trình B6 – Giảng Võ: TCT 36 “qua mặt” các cơ quan chức năng? - Hình 3

Công văn số 372-CV/TU của Thành ủy Hà Nội

Một công trình được thực hiện bởi một chủ đầu tư là đơn vị có uy tín thuộc Bộ Quốc phòng, nhưng lại đang tồn tại những điều chưa có lời giải khi công trình chưa có sự phê duyệt của Chính phủ, chưa được cấp phép nhưng chủ đầu đã cho thi công. Việc làm của chủ đầu tư có đang “qua mặt” các cơ quan chức năng?

Một công trình xây dựng có quy mô lớn, nhưng chính bên Thanh tra xây dựng quận cũng không nắm bắt được tình hình? Chưa có hồ sơ, bản vẽ mới của công trình, nhưng vẫn để đơn vị thi công khiến dư luận không khỏi băn khoăn và điều này có trái ngược với quy định của pháp luật?

Tính đến ngày 12/12/2016, Tổng công ty 36 đã xây dựng xong 3 tầng hầm và tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được Chính phủ phê duyệt. Các cơ quan chức năng sẽ xử lý như thế nào về sự việc này hay Tổng công ty 36 sẽ vẫn tiếp tục xây dựng trái phép như thời gian vừa qua?...

Nguyễn Quyên

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu
Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao
Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam. Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 6 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên tại NIC trong năm nay.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang

Việc điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển không gian, định hướng giao thông, cấp đường quy hoạch và một số nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý phát triển đô thị như chỉ giới xây dựng, mật độ và tầng cao xây dựng.

Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm
Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm

Mặc dù Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 5 tỷ đồng trong cả năm 2024 nhưng tính riêng quý I, cả Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HRT) và Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn (SRT) đều báo lãi hơn 30 tỷ đồng.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam, địa chỉ trụ sở chính tại 27 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 3/5, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).