Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra khá thường xuyên, công khai và phức tạp

Ông Lê Thanh Hải, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết: Hiện nay, các đối tượng vi phạm lợi dụng môi trường thương mại điện tử để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra khá thường xuyên, công khai và phức tạp. Các cơ quan, lực lượng chức năng cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện, bắt giữ và xử lý.

Sáng nay, 04/8, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác chống buôn lậu 06 tháng đầu năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì hội nghị.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì hội nghị. Ảnh: Đức Minh
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì hội nghị. Ảnh Đức Minh.

Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố là trưởng Ban Chỉ đạo 389 các địa phương và thành viên; lãnh đạo cấp vụ của các bộ, cơ quan liên quan.

Số vụ việc và trị giá vi phạm đều giảm

Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Thanh Hải, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết: Trong 06 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 54.199 vụ việc vi phạm (giảm 25,05% so với cùng kỳ năm 2021).

Ảnh minh họa internet
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra khá thường xuyên, công khai và phức tạp. Ảnh minh họa internet.

Trong đó: có 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu (giảm 53,72% so với cùng kỳ năm 2021); 47.781 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế (giảm 4,72%); 1.019 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (giảm 90,61%); thu nộp ngân sách nhà nước 3.728 tỷ đồng từ xử lý các vụ việc vi phạm.

Báo cáo đánh giá, Bộ Tài chính đã làm tốt vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tham mưu triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Bên cạnh đó, cơ quan thường trực tích cực phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương; đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng của bộ chủ động triển khai nhiều kế hoạch chuyên đề, giải pháp đấu tranh, phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, mặt hàng nổi cộm như: ma túy, vũ khí, pháo nổ, xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, xì gà, phân bón, vật tư nông nghiệp, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.

Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo các đơn vị trong thẩm quyền quản lý triển khai nhiều giải pháp để chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cụ thể, lực lượng hải quan đã tham mưu và trực tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với một số mặt hàng trọng điểm như xăng dầu, than, đường cát, thuốc lá điếu; tập trung kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực dễ bị lợi dụng để vi phạm như: thủ tục hải quan điện tử, hàng hóa chuyển cảng, chuyển cửa khẩu vận chuyển độc lập, tạm nhập tái xuất, gia công đầu tư nước ngoài,...

Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo cơ quan thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác quản lý thuế đối với xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại; tăng cường rà soát, kiểm tra phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn, chống gian lận hoàn thuế GTGT; tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Khởi tố 24 vụ án hình sự

Nửa đầu năm, lực lượng hải quan đã xử lý 7.534 vụ vi phạm; trị giá hàng hóa ước tính trên 3.771 tỷ đồng. Cơ quan hải quan khởi tố 24 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 55 vụ; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước trên 209 tỷ đồng.

Kết quả trong 06 tháng đầu năm 2022, toàn ngành Thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra 26.910 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước trên 3.335 tỷ đồng.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến với Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố. Ảnh: Đức Minh
Hội nghị được tổ chức trực tuyến với Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố. Ảnh Đức Minh.

Xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm

Đánh giá những vấn đề còn tồn tại, ông Lê Thanh Hải cho rằng: Các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử là tất yếu, đa dạng. Hiện nay, việc các đối tượng vi phạm lợi dụng môi trường thương mại điện tử để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra khá thường xuyên, công khai và phức tạp. Các cơ quan, lực lượng chức năng cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện, bắt giữ và xử lý.

Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị chức năng còn buông lỏng, coi nhẹ công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giao phó cho các lực lượng chức năng; thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đôn đốc dẫn đến kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt được thấp, các vi phạm xảy ra trên địa bàn kéo dài, chậm xử lý, còn có cán bộ sai phạm.

Chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, cơ chế, chính sách, pháp luật còn chồng chéo, nhiều kẽ hở để đối tượng lợi dụng vi phạm...

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành thành viên, lực lượng chức năng cần chủ động công tác nắm tình hình, xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, điều tra phát hiện xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đánh trúng, đánh đúng đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây ổ nhóm tụ điểm phức tạp nhằm răn đe và phòng ngừa chung.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát những khó khăn vướng mắc, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời, từng bước hoàn thiện thể chế nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng, khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu sẵn có phục vụ mục tiêu chung trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả,...

Công tác phối hợp giữa Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành thành viên, các địa phương đặc biệt là những cơ quan chuyên trách như hải quan, công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường… được triển khai thường xuyên và nhiều vụ việc, vụ án, chuyên án lớn về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được phát hiện và xử lý kịp thời hiệu quả.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được quan tâm và chú trọng hơn; công tác khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được thực hiện kịp thời, tạo động lực phấn đấu cho các cán bộ, chiến sỹ thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao.

H.T (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.