Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bán rượu trên mạng: Ngang nhiên trốn thuế, vi phạm pháp luật

Việc bán rượu có nồng độ mạnh là rất nguy hiểm vì vậy để hạn chế tình trạng này, nhà nước đã quy định cấm bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên. Tuy nhiên, sau một năm ban hành tình trạng các hộ kinh doanh vẫn ngang nhiên quảng cáo bán rượu mạnh trên mạng bất chấp việc đó là trái với quy định của pháp luật.

Bán rượu trên mạng: Ngang nhiên trốn thuế, vi phạm pháp luật - Hình 1

Hoạt động kinh doanh rượu, có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bị cấm từ 1/11/2017, theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP

Chưa bao giờ mua rượu lại trở nên dễ dàng như vậy, chỉ cần vào trang tìm kiếm của Google, gõ từ khóa về rượu thì hàng loạt trang kinh doanh rượu online hiện ra ngay lập tức. Đủ các loại rượu mạnh ngoại nhập và rượu trong nước. Hầu hết là các cá nhân, cửa hàng kinh doanh bán lẻ rượu. Đầy đủ cả hình ảnh, giá bán với lời giới thiệu đi kèm và số điện thoại để liên lạc. Bấm số điện thoại trên các trang này, luôn có người nghe máy và sẵn sàng đưa hàng đến tận nơi cho khách. Trong vòng 10 km thì không tính phí vận chuyển.

Tuy nhiên khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ, nhất là với rượu Tây nhập khẩu tất cả đều nói là hàng xách tay, hoặc nhập chính hãng từ nước ngoài về; nguồn hàng đáng tin cậy, thật 100%, yên tâm, không lo hàng giả, hàng kém chất lượng, không ưng hay phát hiện hàng không chuẩn có thể đổi trả. Nói là như vậy nhưng khi khách hàng muốn đến tận nơi để xem hàng thì các cửa hàng thoái thác với lí do chỉ bán hàng online nên không có địa điểm để đến xem hàng. Nhà nước đã quy định cấm bán rượu từ 15 độ trở lên trên mạng Internet không nhưng các chủ cửa hàng tỏ ra không biết và vẫn tiếp tục kinh doanh và coi như không có quy định trên.

Ông Shivam Misra, Tổng giám đốc Công ty Diageo Việt Nam, DN phân phối nhiều sản phẩm rượu mạnh tại Việt Nam, cho biết, hành vi kinh doanh rượu có độ cồn 15 độ trở lên bị cấm từ 1/11/2017, và DN này hoàn toàn tuân thủ.

Các doanh nghiệp lớn đã thực hiện đúng quy định nhưng với nhiều cửa hàng nhỏ, các cá nhân tự kinh doanh lại không thực hiện quy định này. Trên thị trường rượu hiện nay có rất nhiều loại không rõ nguồn gốc xuất xứ. Việc xuất hiện nhiều loại rượu khiến cho khách hàng không phân biệt được đâu là hàng thật đâu là hàng giả.

Ngoài ra, việc bán rượu trên mạng Internet khiến Nhà nước thất thu thuế( do không kiểm soát được) và người tiêu dùng thiệt thòi khi mua phải sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Không chỉ các DN kinh doanh rượu ngoại than thở mà các DN sản xuất kinh doanh rượu của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều. Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Thức Hoài (Quảng Yên, Quảng Ninh) phản ánh, do bị cấm quảng cáo và bán rượu trên mạng Internet nên DN phải gỡ bỏ thông tin trên trang web, khiến khách hàng không tìm hiểu được sản phẩm của công ty.

Theo quy định, trang web chỉ được đăng tải thông tin về địa chỉ và giới thiệu hình ảnh về DN, không được đưa hình ảnh và giá cả sản phẩm rượu. DN này đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, cho được sử dụng trang web với mục đích để giới thiệu sản phẩm có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh thiệt hại cho cả khách hàng lẫn nhà sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu và Nước giải khát Việt Nam, cho rằng, việc cấm bán rượu trên mạng Inertnet được tất cả mọi người, từ cá nhân đến DN, tuân thủ nghiêm túc thì không có gì để nói.

Tuy nhiên, quy định này lại chỉ cấm các DN có pháp nhân rõ ràng và thực hiện đúng pháp luật, còn hàng loạt cơ sở, cá nhân khác vẫn ngó lơ. Điều này gây thiệt thòi cho các DN làm ăn chân chính và là kẽ hở để các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả hàng lậu, hàng kém chất lượng tung hoành.

Trước những ý kiến cho rằng giá rượu chính hãng đang cao hơn nhiều so với giá bán bên ngoài, ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết, cùng một sản phẩm rượu nhưng tại châu Âu có giá bán cao hơn tại các nước châu Á tới 30%. “Chúng tôi phát hiện, người ta đã loại bỏ khâu xử lý tạp chất, là công đoạn có chi phí khá tốn kém, để giảm giá thành” - ông Cường lo ngại.

Tuy nhiên, ông Shivam Misra khẳng định, các sản phẩm rượu được phân phối chính hãng có tiêu chuẩn như nhau trên toàn cầu. Giá rẻ hơn và uống đau đầu thì đó không phải là hàng thật.

Theo các cơ quan chức năng, công tác quản lý hoạt động quảng cáo và bán rượu trên mạng Internet đang gặp khó khăn do thiếu nguồn nhân lực và kỹ thuật. Còn những trang kinh doanh trên mạng, chủ yếu là của các cá nhân, nên công tác xử lý không dễ dàng.

Nguyên nhân khiến khiến tình trạng này vẫn tràn lan, bất chấp pháp luật  là do không có đội ngũ chuyên trách kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh, quảng cáo rượu trên mạng Internet và không có chế tài xử phạt đủ mạnh.

Hằng Vương

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo
Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo

Hôm nay 20/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo. Gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng sau nhiều phiên đi ngang. Nhu cầu lúa IR 504 và lúa thơm khá.

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.