Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Báo chí tuyên truyền hiệu quả đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả

Thời gian qua, lực lượng Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, xử lý những vi phạm về hàng lậu, gian lận thương mại (GLTM), hàng giả và đạt nhiều kết quả tích cực. Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội, Trần Việt Hùng đã dành thời gian trò chuyện cùng PV TH&CL xung quanh vấn đề này.

Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội, Trần Việt Hùng
Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Trần Việt Hùng

Phó Cục trưởng có thể chia sẻ khái quát tình hình buôn lậu, gian lận thượng mại và hàng giả trên đại bàn thành phố thời gian qua?

Thời gian qua, tình hình vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) và gian lận thương mại (GLTM) trên địa bàn Hà Nội vẫn còn xảy ra, đặc biệt là các mặt hàng thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19.

Trước tình hình đó, lực lượng QLTT Hà Nội đã triển khai nhiều kế hoạch, chuyên đề công tác, đấu tranh có hiệu quả chống buôn lậu, GLTM và hàng giả. Qua đó, đã góp phần ổn định tình hình thị trường hàng hóa, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính.

Với vai trò là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 thành phố, Cục QLTT Hà Nội đã tham mưu Ban chỉ đạo 389 Hà Nội xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ngành thành viên và Ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã trong công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, Cục QLTT Hà Nội đã chỉ đạo các Đội QLTT thực hiện các kế hoạch đã ban hành: Kế hoạch số 07/KH-QLTTHN, ngày 31/3/2021 triển khai thực hiện công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Kế hoạch số 06/KH-QLTTHN, ngày 31/3/2021 về việc triển khai thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn thành phố; các văn bản chỉ đạo về tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; kiểm tra, ngăn chặn sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19... 

Trong tháng 5, các lực lượng chức năng Ban chỉ đạo 389 Hà Nội đã tổng kiểm tra 2.683 vụ; xử lý hành chính 2.469 vụ hàng lậu, GLTM và hàng giả; khởi tố 5 vụ đối với 8 đối tượng. Trong đó, hàng lậu, hàng cấm là 320 vụ, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ là 219 vụ, GLTM là 1.930 vụ. Tổng số thu nộp NSNN 141,157 tỷ đồng.

Trong đó, lực lượng QLTT Hà Nội đã kiểm tra 521 vụ, xử lý 666 vụ. Phạt hành chính 6,419 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm 11,691 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Cục QLTT Hà Nội đã tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. 

Hiện nay, thực trạng kinh doanh hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử diễn biến phức tạp, đánh giá của ông về vấn đề này như thế nào?

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng đã lợi dụng tình hình này để triển khai livestream, bán hàng trên nền tảng mạng xã hội (zalo, facebook…), gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng thực thi,

Năm 2021, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Tổng cục QLTT, Ban chỉ đạo 389 Hà Nội và Cục QLTT Hà Nội đã ban hành nhiều Kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trong thương mại điện tử.

Cục QLTT Hà Nội đã chỉ đạo 25 đội QLTT trực thuộc và đặc biệt là 3 đội QLTT cơ động tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, nhất là những mặt hàng kinh doanh trên thương mại điện tử. Đơn vị đã kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm về hàng lậu, GLTM và hàng giả trong lĩnh vực này.

Trong đó, phải kể đến một số vụ việc sau: Ngày 16/3, Đội QLTT số 17 kiểm tra cơ sở kinh doanh mỹ phẩm (địa chỉ số 19 ngõ Nhân Hoà, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội), do bà V.T.M.T là chủ.

Tại đây, lực lượng QLTT thành phố phát hiện 16.029 sản phẩm nhãn hiệu Bibop như Bi Bop professional a washing color, Bi Bop professinal a washing black, Bi Bop professional và nhiều sản phẩm mỹ phẩm khác. Trị giá ước tính số sản phẩm trên khoảng trên 4 tỷ đồng.

Tại thời kiểm tra, chủ cơ sở không cung cấp được những giấy tờ liên quan đến những sản phẩm trên. 

Ngày 19/3, Đội QLTT số 1 kiểm tra cơ sở kinh doanh (địa chỉ ngõ 56, đường Cầu Vồng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), do ông Trần Đức Trường là chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này có gần 50.000 sản phẩm dầu gội đầu, sáp vuốt tóc, keo xịt tóc, dưỡng tóc các loại dành cho nam giới và tem nhãn dời.

Chủ cơ sở trên đã thuê phòng trọ sinh viên giá rẻ ở khu vực ngoại thành để kinh doanh online các sản phẩm mỹ phẩm này.

Toàn bộ số hàng hóa trên được ông Trường mua trôi nổi qua mạng xã hội facebook và không có tem, nhãn, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Sau khi mua hàng, cơ sở này tiến hành dán tem và bán ra thị trường.

Ngày 30/3, Đội QLTT số 1 phối hợp Tổ công tác TMĐT (Tổ 368) - Tổng cục QLTT kiểm tra 2 địa điểm kinh doanh  (địa chỉ Phú Mỹ A, xã Phủ Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội).

Cùng ngày, Đội QLTT số 14 kiểm tra 2 địa điểm tập kết, kinh doanh hàng hóa (địa chi xã Cẩm Linh, huyện Ba Vì, Hà Nội), đều do ông Nguyễn Văn Ngọc là chủ.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện ông Nguyễn Văn Ngọc có dấu hiệu vi phạm: cung cấp thông tin về các hàng hóa là hàng giả trên môi trường internet (thông qua mạng xã hội facebook).

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ số lượng lớn hàng hóa là quần áo thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm các loại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Đặc biệt, trong tháng 5, Cục QLTT Hà Nội phối hợp với lực lượng công an quận Hai Bà Trưng phát hiện hơn 1.900 chiếc khẩu trang có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đã được bảo hộ Việt Nam; đơn vị phối hợp Tổng cục QLTT kiểm tra, phát hiện hơn 2 tấn găng tay y tế có xuất xứ từ Trung Quốc, không có hóa đơn chứng từ…

Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra hàng hóa vi phạm
Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra hàng hóa vi phạm

Phó Cục trưởng nhìn nhận thế nào về vai trò của truyền thông báo chí trong công tác tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả?

Thực tế, các cơ quan truyền thông, báo chí đã đóng góp không nhỏ vào hiệu quả công tác tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả.

Thông qua thông tin báo chí, người dân hiểu rõ hơn về tình hình buôn lậu, hàng giả, hàng nhái trên thị trường. 

Bên cạnh đó, cơ quan truyền thông, báo chí góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong công tác chống hàng giả, hàng nhái; giúp người dân hiểu được tác hại của việc sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng, từ đó tự giác không mua bán, sử dụng hàng giả. Đồng thời, người dân cũng tích cực tham gia cùng lực lượng chức năng trong công tác phòng, ngừa và ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm.

Qua những bài viết chuyên sâu, những bài phóng sự điều tra, tố giác các thủ đoạn vi phạm, báo chí giúp lực lượng chức năng nắm bắt được thêm thông tin và vào cuộc nhanh hơn trong công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả. 

Trong thời gian qua, Báo Thương hiệu và Công luận (nay là Tạp chí Thương hiệu và Công luận) với tôn chỉ mục đích của mình đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Phóng viên Thương hiệu và Công luận  đã chủ động phối hợp với các sở ngành, lực lượng chức năng Ban chỉ đạo 389 Hà Nội, nhất là lực lượng QLTT thành phố tích cực tuyên truyền về công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả, tạo niềm tin, sức lan tỏa đối với người dân, cộng đồng doanh nghiệp, được đông đảo bạn đọc tin cậy. 

Đặc biệt vừa qua, trước thông tin phản ánh của phóng viên Thương hiệu và Công luận về việc một số cửa hàng kinh doanh trên địa bàn quận Hà Đông bày các sản phẩm dầu gội đầu, mỹ phẩm, phụ liệu tóc, thực phẩm chức năng, máy móc thẩm mỹ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn (GTGT) chứng từ đầu vào, Cục QLTT Hà Nội đã chỉ đạo Đội QLTT số 11 vào cuộc xác minh, kiểm tra và tiến hành xử lý một số vi phạm tại ba cửa hàng kinh doanh trên địa bàn này…

Trân trọng cảm ơn Phó Cục trưởng!


Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác

Chiều 19/4, Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác nội chính, tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với văn phòng cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Để tiếp tục triển khai thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu
Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu

Qua tiếp nhận thông tin từ cơ sở đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, Đội QLTT số 7, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Đội 389 tỉnh), Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, Công an xã Tân Thanh và chính quyền địa phương sở tại tổ chức Khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản
Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, giáo dục, kiến trúc,... công nghệ thực tế ảo tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành bất động sản và đem lại những trải nghiệm tiện ích, sống động cho cả người mua và người bán.

Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng
Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng

Trong khi áp lực bán của nhà đầu tư trong nước vẫn dâng cao khiến thị trường tiếp tục có phiên giảm mạnh, thì khối ngoại là yếu tố tích cực bởi giao dịch khá sôi động và trạng thái mua ròng hơn 650 tỷ đồng.