Bảo hộ chỉ dẫn địa lý giúp đặc sản "bay xa"
Sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhiều đặc sản của Việt Nam đã có thương hiệu trên thị trường nước ngoài, giá thành sản phẩm tăng cao.
Hiệu quả rõ nét
Nhiều đặc sản của các địa phương thời gian qua đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý như cam Cao Phong, sâm Ngọc Linh, thuốc lào Vĩnh Bảo, mật ong nhãn Hưng Yên… nhằm xây dựng thương hiệu cho các đặc sản để nâng cao giá trị sản phẩm.
Việc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã mang lại những hiệu quả rõ nét. Chẳng hạn, sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, giá trị sản phẩm cam Cao Phong đã tăng lên rõ rệt. Nếu như trước đây, người trồng chỉ bán tại vườn được với giá 6.000 đồng/kg, thì sau khi có bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đã tăng lên 20.000 - 35.000 đồng/kg.
Nhân viên Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội kiểm định quả vải theo tiêu chuẩn của Australia (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Hay như vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) từ chỗ người dân chỉ bán được giá dưới 10.000 đồng/kg thì hiện nay, có giá bình quân hơn 35.000 đồng/kg. Quả vải cũng đã thâm nhập được vào nhiều thị trường khó tính như: Australia, Nhật Bản… Thậm chí, việc xác lập chỉ dẫn địa lý còn biến vải thiều Lục Ngạn thành sản phẩm đặc biệt nhất của tỉnh Bắc Giang, hướng tới phát triển thành tài sản quốc gia.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện Việt Nam có rất nhiều sản phẩm đặc sản có giá trị cao, tuy nhiên do yêu cầu khắt khe của các thị trường nước ngoài, nhiều sản phẩm tuy có chất lượng tốt nhưng vì chưa được bảo hộ thương hiệu nên gặp phải nhiều khó khăn khi thâm nhập sang thị trường các nước, giá thành thấp… Vì thế, nông dân thường xuyên gặp phải cảnh được mùa rớt giá, đây là một sự lãng phí rất lớn.
Xu hướng chung của thị trường hiện nay luôn đòi hỏi các sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ. Vì thế việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ là giải pháp giúp xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm và giúp các đặc sản có thể “bay xa” ra các thị trường ngoài nước một cách an toàn.
Nâng cao hiệu quả quản lý
Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Việt Nam hiện có khoảng hơn 900 sản phẩm đặc sản gắn với 700 địa danh khác nhau trên toàn quốc. Tuy nhiên mới chỉ có mới có khoảng 50 chỉ dẫn địa lý và 140 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được đăng ký xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chỉ một số ít trong đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.
Hiện nay nhiều địa phương đã bắt đầu quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của địa phương mình. Tuy nhiên cũng còn nhiều địa phương chưa tiếp cận được, nhiều địa phương đã có sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng chưa phát huy hết hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Bộ Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh: Hiện nay, mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tham gia vào thị trường còn chưa nhiều, chưa có các dấu hiệu nhận diện chỉ dẫn địa lý làm cơ sở để người tiêu dùng nhận biết trên thị trường. Do vậy, chúng ta cần có sự nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc về vai trò và sự cần thiết của vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Bởi nó không những là công cụ để bảo vệ giá trị của sản phẩm mà còn là động lực cho quá trình phát triển thương mại bền vững.
Không chỉ tăng cường khuyến khích các địa phương đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, để đẩy mạnh công tác bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản, vừa qua, Bộ KHCN đã ký các biên bản hợp tác với các nước như: Nhật Bản, Thái Lan… nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả của các chỉ dân địa lý, đồng thời đẩy mạnh các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý vào thị trường các nước.
Theo Báo Tin tức
Tin mới
Quảng Bình: Thu giữ lô máy móc cũ có dấu hiệu nhập lậu
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Phòng CSGT tỉnh phát hiện, thu giữ 65 đơn vị sản phẩm máy móc đã qua sử dụng có dấu hiệu nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm ước tính 450 triệu đồng.
Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng, quan trọng của ANZ
Tập đoàn ANZ làm cầu nối cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho hoạt động thương mại và dịch chuyển dòng vốn giữa các nước Châu Á và các nước khác trong khu vực cũng như với Australia và New Zealand.
Bắc Ninh ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với chính quyền tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc)
Chiều 29/11, UBND tỉnh Bắc Ninh và chính quyền tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai địa phương.
Mở cửa thị trường cho nông sản, mặt hàng thế mạnh, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 4 tỷ USD
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz đánh giá đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1978 - 2023).
Thông cáo Báo chí số 23 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Thứ Tư, ngày 29/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23, cũng là ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cảnh báo ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin
Thông tin từ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Khoa Tim mạch – Lồng ngực của bệnh viện vừa tiếp nhận ca bệnh có biểu hiện ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin.
Câu chuyện thương hiệu
Nhà sách Trí Đức - An Khánh: Bày bán hàng hoá nước ngoài không tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định
AEONMALL Hà Đông: Thực phẩm không rõ nguồn gốc "ẩn mình" trong siêu thị lớn
Thương hiệu thực phẩm Hải Hương và dấu hỏi trong hoạt động kinh doanh
VinFast nhận được 70 đơn đăng ký hợp tác từ các đại lý phân phối trên toàn nước Mỹ
Khai giảng lớp K15 – Ngành Luật hệ đào tạo từ xa
Hành trình 30 năm tiên phong xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển công nghệ vì khách hàng của MobiFone