Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Nâng cao nhận thức, tăng cường thực thi

Đó là thông điệp được đưa ra tại Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của báo chí” vừa được tổ chức tại Hà

THCL Đó là thông điệp được đưa ra tại Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của báo chí” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Nhận thức còn hạn chế

Theo ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo (Cục Sở hữu trí tuệ), nói đến hệ thống sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm các cơ quan vận hành nó, đặc biệt là quyền SHTT. Công chúng là người tiêu dùng, giám sát phản biện quyền thực thi bảo vệ SHTT. Vấn đề làm sao nhận thức của công chúng có thể nâng lên được, điều này chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin tuyên truyền.

Nói về việc kiểm tra, xử lý xâm phạm quyền SHTT trong vi phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) tại Việt Nam, ông Phạm Văn Toàn - Phó chánh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, 6 tháng đầu năm 2016 đã xử lý trên 50 vụ việc theo đề nghị của chủ thể quyền và theo hồ sơ do cơ quan công an chuyển để xử lý theo thẩm quyền. Ngoài biện pháp xử phạt tiền, còn áp dụng các biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hàng hoá xâm phạm quyền SHCN, cạnh tranh không lành mạnh, chủ yếu là sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, bánh kẹo, đồ uống..., buộc tiêu hủy hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, tem nhãn vi phạm.

Tuy nhiên, trong công tác thanh tra còn gặp nhiều khó khăn. Đó là nhận thức của công chúng còn hạn chế, năng lực của cán bộ thực thi chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi, cơ quan quản lý và cơ quan giám định chưa kịp thời, đầy đủ. Áp dụng biện pháp thực thi quyền SHCN trong môi trường kỹ thuật số còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, nhiều thách thức cũng đặt ra. Đó là với các FTA Việt Nam tham gia ký kết, bên cạnh biện pháp hành chính còn tăng cường thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hình sự, dân sự; thách thức trong áp dụng biện pháp dân sự vào thủ tục xử lý bằng biện pháp hành chính.

Cần loại bỏ sự chồng chéo

Ông Vũ Xuân Bính, Phó trưởng phòng Phòng chống hàng giả, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) nhận định, Việt Nam nằm trong khu vực năng động nên nhiều nguồn cung về nguyên liệu, hàng hoá phục vụ cho sản xuất hàng giả, hàng vi phạm SHTT. Thời gian qua, vi phạm nổi cộm ở các nhóm chính mặt hàng là thực phẩm, vật tư nông nghiệp, dược phẩm, vật liệu xây dựng, hàng hoá tiêu dùng... với quy mô vi phạm lớn, tính chất nghiêm trọng. Kinh doanh mặt hàng vi phạm SHTT thường nhỏ lẻ, bán trà trộn với hàng thật, trưng bày hàng thật nhưng bán hàng giả. Các đối tượng thường sản xuất số lượng nhỏ, làm đến đâu tiêu thụ đến đó, làm theo mùa vụ. Đặc biệt, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền SHTT online ngày càng phổ biến khiến khó phát hiện, khó kiểm soát... Hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm có giá trị thấp, vật tư nông nghiệp có xu hướng tiêu thụ tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các mặt hàng giả có giá trị cao chủ yếu phân phối tại các địa bàn thành thị.

Mặc dù vậy, công tác xử lý còn khó khăn do chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý hành chính, ít vụ việc bị khởi tố hình sự, xử lý dân sự ít. Nhiều cơ quan thực thi nhưng phân công chưa phù hợp, chồng chéo, phân tán. Hiệu quả cơ chế phối hợp còn hạn chế... Do đó, theo ông Bính, để công tác phát hiện xử lý hàng vi phạm SHTT thực sự hiệu quả, cần rà soát để loại bỏ chồng chéo, rõ ràng trong phân công, phân nhiệm công tác thực thi. Đồng thời đề xuất các chế tài, cơ sở pháp lý đặc biệt trong tranh chấp, giám định; chế tài xử phạt.

Sớm hoàn thiện cơ chế pháp lý

Thượng tá Nguyễn Hữu Cừ, Cục Cảnh sát kinh tế nhận định: “Các tội xâm hại SHTT đã gây ra và đe doạ làm thiệt hại nền kinh tế. Tuy nhiên, việc xử lý nhóm tội phạm xâm hại SHTT khá khó khăn, phức tạp vì chủ thể tội phạm chủ yếu là người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề vững, có thế mạnh kinh tế... Về cơ bản, hệ thống các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam bảo hộ quyền SHTT đã đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế quan trọng khác. Song các văn bản pháp luật hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Các quy định về SHTT còn mang nặng tính nguyên tắc chung, chưa đầy đủ và thiếu tính cụ thể chi tiết. Một số nội dung còn thiếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn cũng như phù hợp với quy định chuẩn mực quốc tế. Ví dụ như tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá, phần mềm máy tính, thủ tục xác lập quyền với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn... Các quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền SHTT còn chồng chéo, trùng lắp. Một hành vi vi phạm được quy định trong nhiều văn bản quy phạm khác nhau. Bắt giữ được nhưng không khởi tố, trừ khi có yêu cầu của chủ thể quyền, chủ thể quyền không muốn đưa ra báo chí, sợ bị ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp… Công tác giám định cũng nan giải, muốn giám định một sản phẩm rất khó khăn, thời gian chờ đợi lâu... dẫn tới khởi tố ít, điều tra ít. Trong khi đó, điều tra mà không khởi tố thì đối tượng không sợ”.

Mặt khác, về tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát hải quan về SHTT và chống hàng giả tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thuỷ, Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đề nghị, cần hoàn thiện cơ chế pháp lý về kiểm soát chống hàng giả, bảo vệ quyền SHTT. Cụ thể, quy định chi tiết về chế tài xử phạt đối với hàng xuất khẩu xâm phạm SHTT; định mức không xử lý vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm SHTT. Đã không có nhãn gốc làm sao có nhãn phụ. Nhiều doanh nghiệp không muốn tuyên truyền, công khai sợ mất thương hiệu uy tín... gây khó khăn cho công tác xử lý.

Thanh Hà (Thương hiệu và Công luận)

 

Tin mới

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024
Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4/2024 tại Quảng trường Hồ Tùng Mậu, thuộc Khu du lịch Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tổ chức họp bàn để các phương án sẵn sàng.

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.

Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’
Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng liên quan đến người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’.