Mề đay là bệnh gì?
Mề đaylà tình trạng phát ban trên da, có thương tổn là một quầng đỏ (hồng ban) hơi phù nề, gồ lên mặt da (sẩn phù), và gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Mề đay được phân loại là cấp tính, là tình trạng phát ban kéo dài dưới 6 tuần và mề đay mạn tính, là tình trạng tổn thương da kéo dài hơn 6 tuần.
Triệu chứng của bệnh mề đay:
Phát ban: Các đốm sẩn phù màu đỏ, hồng hoặc trắng nhạt, có kích thước và hình dạng khác nhau, thường ngứa ngáy khó chịu.
Ngứa: Mức độ ngứa có thể từ nhẹ đến dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.
Sưng nề: Có thể xảy ra ở mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng hoặc bộ phận sinh dục, gây khó thở hoặc khó nuốt.
Nguyên nhân gây mề đay
Một số nguyên nhân phổ biến gây mề đay có thể kể đến như:
Dị ứng thức ăn: Đây là nguyên nhân hàng đầu trong các trường hợp bị nổi mề đay ở cả trẻ em và người lớn. Về cơ bản, chúng ta có thể bị dị ứng với mọi thực phẩm, nhưng những thức ăn giàu đạm (protein) sẽ dễ phản ứng hơn, bao gồm: Hải sản (tôm, cua), trứng, sữa, thịt gà, thịt bò... Bạn cần nhớ rằng, những thức ăn thông thường, “lành nhất” cũng có thể gây bệnh.
Dị ứng thuốc: Tất cả các loại thuốc và đường đưa thuốc (uống, tiêm, xông, hít, bôi ngoài da, đặt dưới lưỡi...) vào cơ thể đều có thể gây dị ứng mề đay. Những thuốc gây nổi mề đay thường gặp nhất là: Kháng sinh (nhóm beta-lactam, cyclin...); Chống viêm NSAIDs (aspirin, decolgen...); Vitamin (B1, B12, PP)...
Chức năng gan suy yếu: Khi gan suy yếu, chức năng giải độc của cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tích tụ độc tố trong máu. Một số độc tố này có thể kích thích hệ miễn dịch, gây ra phản ứng dị ứng, biểu hiện là nổi mề đay.
Tiếp xúc với các chất hữu cơ hay hóa học: Mề đay có thể xuất hiện khi tiếp xúc với các chất hóa học như: Mỹ phẩm, thuốc nhuộm, xà phòng, chất tẩy rửa vệ sinh...
Các tác nhân vật lý: Đây là dạng mề đay không do cơ chế dị ứng, dưới sự tác động của các yếu tố vật lý từ bên ngoài như: Vận động, chèn ép, nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời...
Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị mề đay thì khả năng cao, những thành viên khác cũng sẽ mắc bệnh.
Tự phát: Mề đay không rõ nguyên nhân, còn gọi là vô căn.
Một số cách giúp điều trị mề đay nhanh chóng, hiệu quả
Mề đay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, và cách điều trị cũng tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là các cách giúp điều trị mề đay:
Sử dụng thuốc
Thuốc có thể giúp giảm ngứa, sưng nề và làm dịu các triệu chứng của mề đay. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc kháng histamine: Đây là nhóm thuốc phổ biến nhất để điều trị mề đay. Chúng có tác dụng ức chế histamine, một chất trung gian gây ra ngứa và sưng nề.
Corticosteroid: Corticosteroid có thể được sử dụng dưới dạng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống để giảm viêm và sưng nề trong các trường hợp mề đay nặng.
Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng trong một số trường hợp mề đay mãn tính do bệnh lý tự miễn.
Các biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài việc sử dụng thuốc, một số biện pháp hỗ trợ khác cũng có thể giúp giảm ngứa và khó chịu do mề đay, bao gồm:
Chườm mát: Chườm mát bằng khăn lạnh hoặc tắm nước mát có thể giúp giảm ngứa.
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: Tránh mặc quần áo bó sát, làm bằng chất liệu tổng hợp có thể khiến bạn ra mồ hôi nhiều và ngứa hơn.
Cắt móng tay ngắn: Móng tay dài có thể làm trầy xước da khi bạn gãi, khiến tình trạng mề đay thêm tệ hơn.
Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mề đay. Do đó, bạn nên tập thể dục thường xuyên, thiền định hoặc yoga để giảm căng thẳng.
Phòng ngừa và cải thiện mề đay bằng Phụ Bì Khang
Uống nước ép trái nhàu để chữa mề đay là bài thuốc quen thuộc từ xa xưa… nguyên liệu này dễ tìm, dễ mua mà lại lành tính an toàn cho mọi người. Tuy nhiên, thao tác thực hiện thường mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị. Thêm vào đó, phương pháp này không lấy được tối đa hoạt chất quý trong trái nhàu nên hiệu quả thường chậm.
Ngày nay, tận dụng tinh hoa của y học cổ truyền, các nhà khoa học đã bào chế trái nhàu và sản xuất theo công nghệ lượng tử hiện đại thành dạng viên uống mang tên Phụ Bì Khang giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng mề đay, dị ứng, ngứa ngáy.
Viên uốngPhụ Bì Khang là sự kết hợp của cao nhàu, cao gan, L-carnitine fumarate. Nhờ các thành phần này mà Phụ Bì Khang giúp giảm nhanh triệu chứng mề đay dị ứng và ngăn ngừa tái phát.
Đặc biệt, Phụ Bì Khang đã được các chuyên gia Da liễu đầu ngành lựa chọn làm đề tài nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu TP. HCM, Bệnh viện Da liễu Trung ương và Đại học Y Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu rất khả quan và đều chỉ ra:
Phụ Bì Khang nguồn gốc thảo dược có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn bệnh mề đay dị ứng.
Phụ Bì Khang giúp giảm các triệu chứng lâm sàng như ngứa, phát ban, phù da… sau 2 ngày.
Có tới 88,8% người dùng phản hồi tốt khi cải thiện hẳn các triệu chứng của mề đay, dị ứng (sau 04 tuần).
Ghi nhận 96,7% trường hợp không bị tái phát bệnh khi kéo dài sử dụng thêm 2-3 tháng.
Không ghi nhận tác dụng phụ.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh mề đay và cách cải thiện hiệu quả. Bạn đừng quên uống Phụ Bì Khang - Sạch mề đay, dịu ngay mẩn ngứa mỗi ngày để cải thiện và ngăn ngừa các mề đay tái phát nhé!
Anh Thư
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc!
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Tài liệu chứng minh nghiên cứu:
Nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Da liễu HCM