Bệnh viêm não Nhật Bản B (VNNB B) đang gia tăng và có những dấu hiệu bất thường. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi T.Ư, đến nay đã có hai ca tử vong, trong đó có một ca xét nghiệm dương tính với VNNB B, một ca có liên quan.
Bệnh viêm não Nhật Bản B (VNNB B) đang gia tăng và có những dấu hiệu bất thường. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi T.Ư, đến nay đã có hai ca tử vong, trong đó có một ca xét nghiệm dương tính với VNNB B, một ca có liên quan.
Đã có trường hợp tử vong
Số liệu từ Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư cho thấy, từ đầu năm đến nay, BV tiếp nhận 130 ca viêm não, không tăng so các năm trước, tuy nhiên số ca VNNB B lại tăng vọt (năm 2013, VNNB B chiếm 8%, sáu tháng đầu năm nay lên tới 30%). Đáng lo hơn, đến nay đã có hai ca tử vong, trong đó có một ca xét nghiệm dương tính với VNNB B, một ca có liên quan. Hầu hết số bệnh nhân VNNB B tại BV Nhi T.Ư đều đến từ Hà Nội, hiện có sáu ca nặng phải thở máy, tình hình bệnh rất nguy kịch.
Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư Nguyễn Minh Điển cho biết, rút kinh nghiệm từ vụ dịch sởi, BV đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm não ngay từ khi số ca mắc chưa nhập viện ồ ạt. BV đã chuẩn bị cơ số thuốc, nhân lực, cơ sở vật chất, máy thở, sẵn sàng đáp ứng nếu bệnh nhân nhập viện hàng loạt trong thời gian tới. Nếu đông bệnh nhi viêm não, BV sẽ dành riêng khoa Truyền nhiễm cho các cháu viêm não và VNNB B, đồng thời huy động các đơn vị khác cùng phối hợp, ưu tiên tiếp nhận, điều trị bệnh nhân VNNB B.
Đánh giá về tình hình dịch bệnh, ông Điển cho rằng, dịch bệnh năm nay rất “lạ”, vì số ca VNNB B tăng vọt. “Liệu có phải người dân sợ tai biến của tiêm chủng nên không tiêm phòng vaccine VNNB B hay không?”, ông Điển đặt câu hỏi. Thời điểm hiện tại, buồng cấp cứu của khoa Truyền nhiễm có bốn bệnh nhân viêm não thì có tới ba ca chưa tiêm vaccine và một ca không rõ tiền sử tiêm chủng. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong buổi làm việc mới đây với BV Nhi T.Ư cho biết, sẽ yêu cầu Cục Y tế dự phòng rà soát, thống kê tình hình bệnh VNNB B trên cả nước để có đánh giá chính xác, từ đó đưa ra cách xử lý kịp thời. Đối với công tác tiêm chủng, hiện trên toàn quốc đã và đang tiếp tục tiêm vaccine VNNB B cho trẻ trong độ tuổi. Bộ trưởng ghi nhận công tác sẵn sàng tiếp đón, phân loại, điều trị bệnh nhân tại BV Nhi T.Ư và lưu ý tăng cường nhân lực về đêm cho khoa Truyền nhiễm để việc chăm sóc bệnh nhi được tốt hơn.
Phòng ngừa bằng tiêm chủng
Cục trưởng Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, Bộ Y tế đang đôn đốc các địa phương tiêm và tiêm vaccine VNNB B. Nếu như năm 2013, có ba tỉnh không tiêm vaccine VNNB B theo chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ tiêm đạt 97%, thì năm nay, chương trình tiêm được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cũng theo ông Trần Đắc Phu, vừa qua, số bệnh nhi VNNB B tăng, nhưng chưa thể đánh giá do tỷ lệ tiêm cũng như chất lượng vaccine, mà cần xem xét đầy đủ các yếu tố như tuổi, tiền sử tiêm chủng….
Còn tại Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Nguyễn Nhật Cảm cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 12 ca VNNB B, đến thời điểm này chưa thống kê ca tử vong. Từ ngày 27 đến 29-6, thành phố tổ chức tiêm đợt hai vaccine VNNB B cho đối tượng chưa tiêm trong đợt một, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đạt 95%. Ông Cảm cho biết, VNNB B là bệnh nhiễm virus VNNB cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, có tỷ lệ để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Bệnh lây truyền qua muỗi đốt, cho tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch. Theo đó, tiêm mũi một lúc trẻ được một tuổi; mũi hai sau mũi một từ một đến hai tuần; mũi ba cách mũi hai là một năm. Sau đó cứ ba - bốn năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Ngoài biện pháp tiêm vaccine, để phòng bệnh hiệu quả, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt. Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khu chăn nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông hoặc lấp các cống rãnh, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy (loăng quăng). Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng liên quan tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. |
Theo Thời Nay
Bệnh viêm não Nhật Bản B tăng bất thường
Bệnh viêm não Nhật Bản B (VNNB B) đang gia tăng và có những dấu hiệu bất thường. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi T.Ư, đến nay đã có hai ca tử vong, trong đó có một ca xét nghiệm dương tính với VNNB B, một ca có liên quan.
Đã có trường hợp tử vong
Số liệu từ Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư cho thấy, từ đầu năm đến nay, BV tiếp nhận 130 ca viêm não, không tăng so các năm trước, tuy nhiên số ca VNNB B lại tăng vọt (năm 2013, VNNB B chiếm 8%, sáu tháng đầu năm nay lên tới 30%). Đáng lo hơn, đến nay đã có hai ca tử vong, trong đó có một ca xét nghiệm dương tính với VNNB B, một ca có liên quan. Hầu hết số bệnh nhân VNNB B tại BV Nhi T.Ư đều đến từ Hà Nội, hiện có sáu ca nặng phải thở máy, tình hình bệnh rất nguy kịch.
Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư Nguyễn Minh Điển cho biết, rút kinh nghiệm từ vụ dịch sởi, BV đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm não ngay từ khi số ca mắc chưa nhập viện ồ ạt. BV đã chuẩn bị cơ số thuốc, nhân lực, cơ sở vật chất, máy thở, sẵn sàng đáp ứng nếu bệnh nhân nhập viện hàng loạt trong thời gian tới. Nếu đông bệnh nhi viêm não, BV sẽ dành riêng khoa Truyền nhiễm cho các cháu viêm não và VNNB B, đồng thời huy động các đơn vị khác cùng phối hợp, ưu tiên tiếp nhận, điều trị bệnh nhân VNNB B.
Đánh giá về tình hình dịch bệnh, ông Điển cho rằng, dịch bệnh năm nay rất “lạ”, vì số ca VNNB B tăng vọt. “Liệu có phải người dân sợ tai biến của tiêm chủng nên không tiêm phòng vaccine VNNB B hay không?”, ông Điển đặt câu hỏi. Thời điểm hiện tại, buồng cấp cứu của khoa Truyền nhiễm có bốn bệnh nhân viêm não thì có tới ba ca chưa tiêm vaccine và một ca không rõ tiền sử tiêm chủng. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong buổi làm việc mới đây với BV Nhi T.Ư cho biết, sẽ yêu cầu Cục Y tế dự phòng rà soát, thống kê tình hình bệnh VNNB B trên cả nước để có đánh giá chính xác, từ đó đưa ra cách xử lý kịp thời. Đối với công tác tiêm chủng, hiện trên toàn quốc đã và đang tiếp tục tiêm vaccine VNNB B cho trẻ trong độ tuổi. Bộ trưởng ghi nhận công tác sẵn sàng tiếp đón, phân loại, điều trị bệnh nhân tại BV Nhi T.Ư và lưu ý tăng cường nhân lực về đêm cho khoa Truyền nhiễm để việc chăm sóc bệnh nhi được tốt hơn.
Phòng ngừa bằng tiêm chủng
Cục trưởng Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, Bộ Y tế đang đôn đốc các địa phương tiêm và tiêm vaccine VNNB B. Nếu như năm 2013, có ba tỉnh không tiêm vaccine VNNB B theo chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ tiêm đạt 97%, thì năm nay, chương trình tiêm được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cũng theo ông Trần Đắc Phu, vừa qua, số bệnh nhi VNNB B tăng, nhưng chưa thể đánh giá do tỷ lệ tiêm cũng như chất lượng vaccine, mà cần xem xét đầy đủ các yếu tố như tuổi, tiền sử tiêm chủng….
Còn tại Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Nguyễn Nhật Cảm cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 12 ca VNNB B, đến thời điểm này chưa thống kê ca tử vong. Từ ngày 27 đến 29-6, thành phố tổ chức tiêm đợt hai vaccine VNNB B cho đối tượng chưa tiêm trong đợt một, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đạt 95%. Ông Cảm cho biết, VNNB B là bệnh nhiễm virus VNNB cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, có tỷ lệ để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Bệnh lây truyền qua muỗi đốt, cho tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch. Theo đó, tiêm mũi một lúc trẻ được một tuổi; mũi hai sau mũi một từ một đến hai tuần; mũi ba cách mũi hai là một năm. Sau đó cứ ba - bốn năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Ngoài biện pháp tiêm vaccine, để phòng bệnh hiệu quả, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt. Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khu chăn nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông hoặc lấp các cống rãnh, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy (loăng quăng). Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng liên quan tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. |