Viêm tai giữa là gì?
Để tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa, trước hết cần biết cấu tạo của tai gồm 3 phần chính là tai ngoài - tai trong - tai giữa. Theo đó, phần tai giữa có cấu trúc như một chiếc hộp chứa khí nằm ở phía bên trong màng nhĩ, gồm một số xương nhỏ giúp tạo độ rung động và truyền âm thanh.
Bệnh viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu vực này bởi các loại hại khuẩn hoặc ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài. Tình trạng viêm nhiễm nhẹ sau một thời gian có thể tự thuyên giảm nếu người bệnh biết cách chăm sóc, điều trị. Tuy nhiên, trường hợp viêm nhiễm nặng có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Phân loại bệnh viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa được chia thành các loại khác nhau, trong đó có thể kể đến các dạng thường gặp như:
Viêm tai giữa cấp: Bệnh gây ra triệu chứng không quá nặng nề, kéo dài trong khoảng 3 tuần và có thể cải thiện. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trẻ nhỏ, bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Viêm tai giữa tiết dịch: Tiết dịch bên trong hòm nhĩ không thoát ra ngoài gây viêm nhiễm. Bệnh gặp phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 3 tuổi. Triệu chứng thường gặp là ù tai, suy giảm thính lực,...
Viêm tai giữa cấp chảy mủ: Viêm nhiễm lâu ngày làm tích tụ mủ, ứ dịch bên trong tai giữa. Trường hợp nghiêm trọng dịch tràn và chảy ra ngoài tai.
Viêm tai giữa mạn tính: Tình trạng viêm nhiễm tai kéo dài, không cải thiện, triệu chứng xảy ra trên 4 tháng không khỏi. Nguyên nhân là do có sự tấn công của trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng.
Viêm tai giữa mạn tính có mủ: Đây là một trong những tình trạng viêm nặng nhất mà người bệnh có thể gặp phải. Triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng, gây khó khăn cho người bệnh trong việc lắng nghe, nguy cơ biến chứng cao, thậm chí còn có khả năng gây thủng màng nhĩ.
Khi nhận thấy tai có dấu hiệu bất thường, suy giảm khả năng nghe, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm. Nếu chủ quan không điều trị sớm tình trạng viêm tai giữa ngày càng nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm gây hại cho sức khỏe.
Triệu chứng viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa gây nhiều triệu chứng đặc trưng. Mỗi người bệnh ở độ tuổi khác nhau, thể trạng khác nhau sẽ gặp phải các triệu chứng ở mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Theo đó, hãy chủ động thăm khám nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường dưới đây:
Đau tai, mức độ đau tăng dần và nặng hơn khi đi ngủ.
Trong tai có cảm giác khó chịu, dễ bị mất thăng bằng.
Suy giảm thính giác, không nghe rõ âm thanh dẫn đến phản ứng chậm.
Có dịch tiết ra từ trong tai.
Cơ thể sốt cao trên 38 độ.
Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm nhiễm tai kéo dài không được kiểm soát có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
Suy giảm thính giác: Người bị viêm tai giữa có thể bị suy giảm thính giác nặng nề nếu không phát hiện và điều trị bệnh sớm. Mặc dù tình trạng suy giảm thính giác có thể diễn ra trong giai đoạn ngắn, tuy nhiên biến chứng này có thể tái đi tái lại nhiều lần. Khi bệnh chuyển biến nặng, tổn thương nghiêm trọng có thể gây mất thính giác vĩnh viễn.
Ảnh hưởng giao tiếp: Biến chứng thường xảy ra ở trẻ em. Tình trạng giảm thính giác diễn ra trong thời gian dài khiến trẻ chậm nói, giao tiếp kém, một số trường hợp bị điếc.
Thủng màng nhĩ: Dịch nhầy, chất lỏng tiết ra trong tai không được làm sạch, tích tụ chèn ép màng nhĩ, nguy cơ khiến màng nhĩ bị thủng. Lỗ thủng có thể tự phục hồi, lành lại sau 3 ngày. Tuy nhiên một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa để sửa chữa vị trí bị thủng, giúp duy trì thính giác cho người bệnh.
Nhiễm trùng: Viêm nhiễm ở tai có thể lan rộng ảnh hưởng đến các mô lân cận, đặc biệt là gây nhiễm trùng xương chũm khiến cho bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều trị viêm tai giữa như thế nào?
Tùy thuộc vào loại viêm tai giữa, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Cụ thể:
Điều trị nội khoa
Phương pháp này bao gồm vệ sinh tai, sử dụng các loại thuốc và có thể kết hợp với các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà.
Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm tai giữa bao gồm thuốc nhỏ tai, thuốc thoa ngoài tai, thuốc kháng sinh và kháng viêm. Một số trường hợp có thể cần dùng thuốc chống nấm nếu xác định được có nhiễm nấm.
Các loại thuốc chữa viêm tai giữa được sử dụng phổ biến nhất như axit axetic và corticosteroid tại chỗ, kháng sinh nhỏ tai như ciprofloxacin, ofloxacin hoặc neomycin/polymyxin. Các thuốc chống nấm gentian, cresylate axetat, nystatin, clotrimazole,…
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa là phương pháp điều trị xâm lấn bao gồm phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật. Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi đã áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả.
Phẫu thuật thường áp dụng cho các trường hợp viêm tai giữa nặng, chủ yếu để giải quyết biến chứng chẳng hạn như viêm xương chũm, nghe kém, mất thăng bằng,…
Cải thiện và phòng ngừa viêm tai giữa nhờ viên uống thảo dược Kim Thính
Bên cạnh đi thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ, chuyên gia khuyên người bị viêm tai giữa hãy kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Thính. Sản phẩm có thành phần chính là cây cối xay kết hợp cùng đan sâm, vảy ốc, câu kỷ tử, thục địa,…
Sản phẩm không chỉ giúp chống viêm, giảm đau trong trường hợp viêm nhiễm ở tai mà còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, bổ thận, tăng cường chức năng thận, nhờ đó tăng cường thính lực, phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm tai giữa an toàn, hiệu quả. Không chỉ có vậy, thảo dược cối xay có tác dụng bổ thận rất tốt. Theo nghiên cứu của Đông y thì “thận khai khiếu ra tai” do đó, khi tăng cường chức năng thận sẽ giúp cải thiện sức khỏe thính giác.
Sản phẩm Kim Thính được bào chế bằng công nghệ lượng tử giúp chiết xuất tối đa hoạt chất quý có trong thảo dược, từ đó mang đến hiệu quả cao và bền vững hơn.
Thống kê cho thấy, 95% người bị ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của sản phẩm Kim Thính. Nhờ đó, mới đây nhất, sản phẩm đã đạt danh hiệu Top 10 Thương hiệu Mạnh Quốc gia năm 2024.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm tai giữa. Đặc biệt, giải pháp sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Thính là một trong những lựa chọn tối ưu người bệnh nên thực hiện sớm!
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Vân Anh