Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam

Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam trở thành một dấu hiệu quan trọng để các cơ quan và tổ chức hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) tổ chức hội nghị “Công bố Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia của Việt Nam”.

Mẫu Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia đã chính thức được Bộ KH&CN phê duyệt và ban hành
Mẫu Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia đã chính thức được Bộ Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và ban hành.

Trong những năm qua, Cục Sở hữu trí tuệ với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp đã thúc đẩy hiệu quả việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý một cách toàn diện từ khía cạnh tư vấn hoạch định chính sách, đến việc thực thi nhiều chương trình, dự án hỗ trợ các chủ thể trong việc xác lập quyền, quản lý và quảng bá chỉ dẫn địa lý.

Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã bảo hộ 120 chỉ dẫn địa lý, bao gồm 108 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 12 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài (không tính đến các chỉ dẫn địa lý của nước ngoài được bảo hộ theo các điều ước quốc tế).

Trong đó, một số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở nước ngoài nổi bật như: Chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ ở EU, chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long được bảo hộ Nhật Bản, chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” cho sản phẩm quả vải thiều được bảo hộ ở Nhật Bản… 

Tuy nhiên, việc thiếu dấu hiệu nhận biết chung cho các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ ở Việt Nam dẫn đến một số khó khăn trong quá trình quản lý chỉ dẫn địa lý.

Do đó, dự án “Thiết kế Biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia” được phê duyệt theo Quyết định số 1370/QĐ-BKHCN ngày 22/05/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết phải có một dấu hiệu nhận biết chung cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam, hình thành một công cụ để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hoàn thiện quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, quảng bá, giới thiệu chỉ dẫn địa lý đối với người tiêu dùng gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm cung ứng ra thị trường.

Với sự hỗ trợ của KIPO thông qua Hiệp hội Xúc tiến sáng chế Hàn Quốc (KIPA), đến nay, dự án đã lựa chọn được mẫu Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia cho Việt Nam và đã chính thức được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và ban hành.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết: Việc xây dựng Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia - công cụ để quản lý và quảng bá chỉ dẫn địa lý hoàn toàn phù hợp với mục tiêu mà Việt Nam đã đề ra tại Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang, Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam sẽ giúp nhà nhập khẩu và người tiêu dùng định vị được sản phẩm mang tính đại diện cho Việt Nam, khiến họ yên tâm về xuất xứ, chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp các tổ chức quản lý kiểm soát được số lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường, giúp các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ dễ dàng phát hiện được các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam trở thành một dấu hiệu quan trọng để các cơ quan và tổ chức hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Ông Yoon Seiyoung, Trưởng Văn phòng Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác quốc tế, Phòng Thương mại hợp tác (KIPO) cho rằng: Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia của Việt Nam sẽ giúp cho người tiêu dùng biết được tính xuất sắc của một sản phẩm mang đặc tính, bản sắc của một khu vực cụ thể, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Theo các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc, để biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia có thể phát huy được hết vai trò như một công cụ để quản lý và kiểm soát, một công cụ để quảng bá… cần có các chính sách cụ thể quy định về việc sử dụng biểu trưng này.

Đó là phải xây dựng được quy chế quản lý sử dụng biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia; đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận đối với biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia tại Việt Nam; xác định được tổ chức đủ năng lực kiểm nghiệm và chứng nhận sản phẩm; cấp quyền sử dụng biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia cho một số chủ thể; đồng thời truyền thông tăng cường khả năng nhận biết biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia tại thị trường trong nước.

Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Phiên đấu thầu vàng miếng SJC lại bị huỷ
Phiên đấu thầu vàng miếng SJC lại bị huỷ

Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo huỷ phiên đấu thầu vàng miếng SJC dự kiến diễn ra sáng nay (ngày 3/5), do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

‘Vũ khí đặc biệt’ giữa mặt trận Điện Biên Phủ
‘Vũ khí đặc biệt’ giữa mặt trận Điện Biên Phủ

Một tờ báo duy nhất trên thế giới được viết, in ấn và phát hành ngay tại mặt trận. Ấn phẩm đó từng được coi là “vũ khí đặc biệt” của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Tạm giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép
Tạm giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép

Rạng sáng nay (3/5), Công an phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bắt giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép.

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API. Theo đó, khách hàng doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được trải nghiệm tiện ích quản lý tài chính thông minh cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

OECD nhận định về tăng trưởng của các nền kinh tế lớn
OECD nhận định về tăng trưởng của các nền kinh tế lớn

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính nền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 3,1% như năm ngoái và tăng nhẹ lên 3,2% vào năm tới.

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Một mùa nghỉ lễ sôi động
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Một mùa nghỉ lễ sôi động

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã chứng kiến sự sôi động với hơn 41.000 lượt khách đến tham quan, mang về khoảng thu gần 12 tỷ đồng.