Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chỉ dẫn địa lý, bảo hộ, sự chung tay của "04 nhà" tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm, thương hiệu nông sản Việt

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các địa phương cần tăng cường hơn nữa cơ chế liên kết và sự chung tay của "04 nhà": Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học, cùng chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, thương hiệu nông sản.

Theo đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, việc sản phẩm của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mang chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ sẽ tạo niềm tin đối với người tiêu dùng về nguồn gốc, danh tiếng, chất lượng sản phẩm. Cụ thể, trong khuôn khổ Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, vải thiều Lục Ngạn là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tại Nhật Bản, về đích sớm nhất trong số 3 sản phẩm đặc thù đang đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại quốc gia này.

Ảnh internet
Chỉ dẫn địa lý, bảo hộ, sự chung tay của "04 nhà" tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm, thương hiệu nông sản Việt. Ảnh internet.

Thanh long Bình Thuận chính thức trở thành những sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Các tỉnh có nhiều chỉ dẫn địa lý được bảo hộ gồm: Yên Bái 8, Hà Giang 7, Thanh Hóa 6, Bến Tre 5.

Một số sản phẩm quốc gia đã định vị được thương hiệu trên thị trường quốc tế như: Gạo, cà phê, cá da trơn, xoài, thanh long, vải thiều…vẫn chưa phát huy hết tiềm năng thực tế của nông sản Việt. Thực tế, những nông sản trên đều phát huy rất tốt tiềm năng của mình trong xuất khẩu và mở rộng thị trường.

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đối với những sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các tỉnh có nhiều chỉ dẫn địa lý được bảo hộ sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản xuất theo đúng quy trình, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, thực hành sản xuất nông nghiệp (VietGAP, GlobalGAP), thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Chỉ dẫn địa lý, bảo hộ, sự chung tay của
Chỉ dẫn địa lý, bảo hộ, sự chung tay của "04 nhà" tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm, thương hiệu nông sản Việt. 

Các tỉnh này cũng sẽ đẩy mạnh hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị; tăng cường quản lý sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ, kiểm soát và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

Việc các sản vật Việt được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường "khó tính" có ý nghĩa rất lớn. Ngoài vai trò bảo vệ thương hiệu cho nông sản, tránh bị "đánh cắp" thương hiệu khi sang thị trường nước ngoài, những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài thường có giá bán cao hơn thông thường và được người dân ở nước đó tin tưởng, ưa chuộng.

Việc sử dụng địa danh, dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý để đăng ký cho sản phẩm đặc sản của địa phương đồng nghĩa với việc các sản phẩm này gắn với danh tiếng, chất lượng của một vùng, miền đó. Đây là hướng đi mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng nhằm hạn chế tình trạng bị lạm dụng danh tiếng, chống lại các hành vi xâm phạm và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đề xuất các địa phương cần tăng cường hơn nữa cơ chế liên kết và sự chung tay của "4 nhà": Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học.

Các địa phương cần xây dựng và vận hành hệ thống quốc gia về kiểm soát chất lượng đặc sản một cách chặt chẽ, khoa học, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; đảm bảo sản phẩm khi được lưu thông trên thị trường quốc tế có chất lượng ổn định, có thể truy xuất được nguồn gốc một cách dễ dàng.

Chỉ dẫn địa lý, bảo hộ, sự chung tay của
Chỉ dẫn địa lý, bảo hộ, sự chung tay của "04 nhà" tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm, thương hiệu nông sản Việt. Ảnh báo Thanh niên.

Địa phương có sản phẩm nông sản thương hiệu, cần tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế; tham gia là thành viên của các tổ chức, mạng lưới quốc tế để xây dựng và tổ chức triển khai các chiến dịch quảng bá đặc sản địa phương (gắn với chỉ dẫn địa lý) ở quy mô quốc gia từ đó tham gia vào các sự kiện quốc tế về quảng bá đặc sản địa phương.

Nhà nông cần chủ động nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bài bản, tuân thủ chặt chẽ các quy định về đảm bảo chất lượng đặc thù và ổn định của sản phẩm, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của hệ thống truy xuất nguồn gốc, từ đó giúp tạo nền tảng để thúc đẩy xuất khẩu bền vững, duy trì và đa dạng hóa được thị trường. 

Người dân có ý thức gây dựng, giữ gìn và bảo vệ uy tín, danh tiếng cho đặc sản của địa phương mình; truyền thụ cho thế hệ sau niềm tự hào về đặc sản địa phương để bảo tồn và phát triển.  

Nhà khoa học cần chủ động nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo tiền đề cho việc khẳng định và duy trì "thương hiệu" sản phẩm bền vững trên thị trường.

Doanh nghiệp cần xây dựng thiết chế liên kết nhiều doanh nghiệp nhỏ với nhau, hoạt động theo chuỗi giá trị có sự chuyên môn hóa từng giai đoạn sản xuất, kinh doanh. Từ việc liên kết sẽ tạo ra sức mạnh xây dựng được các thương hiệu lớn, đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu đã tồn tại từ lâu đời trên thị trường quốc tế. 

Doanh nghiệp cần có các hoạt động nghiên cứu, phân tích, đánh giá khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường; thành lập các bộ phận chuyên trách về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại với đội ngũ nhân viên, chuyên gia được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng
Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng

UBND TP. Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10, năm học 2024- 2025 đối với các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...

Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc
Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024
Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024

Chiều 27/4, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai)đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế mở rộng nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai với các địa phương của vùng Tây Nam (Trung Quốc) và các thành phố Du lịch của các nước Đông Nam Á.

Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"
Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"

Chiều 27/4, tại khu vực phố cổ Công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tổ chức chương trình Lễ hội bia và chả mực Hạ Long 2024, xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam".

Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu
Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.