Quang cảnh hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề lao động nông thônQuang cảnh hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề lao động nông thôn

Qua 10 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội, các cấp tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm, kiểm tra giám sát thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, trang bị kiến thức, chuyển đổi nghề nghiệp cho nhiều lao động tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, giai đoạn 2010 - 2020 toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 202.482 lao động nông thôn. Việc thực hiện Đề án đã hình thành một số mô hình có hiệu quả về kinh tế - xã hội, phù hợp với nhiều địa phương và đang được triển khai nhân rộng, đã có sự gắn kết hơn giữa đào tạo nghề với việc làm sau đào tạo là 42.124 lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 36% năm 2010 lên 56% năm 2020 (bình quân mỗi năm tăng trên 2%). Bên cạnh kết quả đạt được về công tác đào tạo nghề, các cơ sở giáo dục nhà nước cũng được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản; Các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề được triển khai đồng bộ, bảo đảm 100% đối tượng tham gia học nghề được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ. Trong đó chú trọng ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn và các xã được lựa chọn về đích nông thôn mới. Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tăng lên hàng năm góp phần nâng cao chất lượng và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Điều này cho thấy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng được triển khai đúng hướng và đạt kết quả đáng khích lệ. Mặt khác, việc xây dựng các mô hình đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; cũng như hình thành được các tổ hợp tác sản xuất, khôi phục các nghề truyền thống đã giúp giải quyết việc làm đầu ra cho lao động nông thôn; một số nghề mới được hình thành và phát triển, nhiều hộ đã thoát nghèo, trở thành hộ khá.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long tặng bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong đào tạo nghề lao động nông thônPhó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long tặng bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong đào tạo nghề lao động nông thôn

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn thanh đánh giá cao và biểu dương các cấp, các ngành, các địa phương đạt được những  kết quả đáng khích lệ trong công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn. Đồng chí cũng nêu lên một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục như: Chất lượng đào tạo nghề ở một số nghề còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, chưa sát với tình hình thực tế ở một số địa phương, chưa có sự gắn kết với các doanh nghiệp trên địa bàn, chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề chưa có.  Để thực hiện tốt Đề án trong những năm tiếp theo, ngành LĐTBXH cùng các địa phương trong tỉnh cần chú trọng nâng cao chất lượng dự báo về nhu cầu việc làm qua đào tạo nhằm định hướng nghề nghiệp – việc làm sát thực, đồng thời có các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp đào tạo nghề theo nhu cầu, đào tạo nghề phải gắn với việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người lao động,

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong đào tạo lao động nông thônPhó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong đào tạo lao động nông thôn

Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 6 tập thể và 9 cá nhân, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tặng Giấy khen cho 10 tập thể và 18 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020.

                                                                                                                                                     Lê Văn