Theo Báo cáo, trong năm 2021, toàn tỉnh Bình Định có 730 đơn vị sự nghiệp công lập. Trong số này có 557 đơn vị đã được giao quyền tự chủ theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó có 05 đơn vị tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên; 19 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, 183 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; 350 đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Đáng lưu ý, theo Báo cáo, toàn tỉnh Bình Định có 173 đơn vị đã được giao quyền tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó có 01 đơn vị tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, 20 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, 75 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 77 đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. 

Phòng Công chứng số 1 (Sở Tư pháp Bình Định) là đơn vị có người có thu nhập tăng thêm cao nhất tỉnh Bình Định. Trong ảnh: Khách hàng giao dịch tại Phòng Công chứng số 1.
Phòng Công chứng số 1 (Sở Tư pháp Bình Định) là đơn vị có người có thu nhập tăng thêm cao nhất tỉnh Bình Định. Trong ảnh: Khách hàng giao dịch tại Phòng Công chứng số 1. (Ảnh: H.V)

Cụ thể, tổng nguồn tài chính chi thường xuyên toàn tỉnh trong năm 2021 là 5.338.932 triệu đồng; tổng chi hoạt động thường xuyên là 5.081.266 triệu đồng. Đáng ghi nhận là tình hình thu nhập tăng thêm của người lao động. Theo đó, toàn tỉnh có 175 đơn vị  có hệ số tăng thu nhập tăng thêm dưới 1 lần lương; 05 đơn vị có hệ số tăng thu nhập tăng thêm từ 1-2 lần lương; 08 đơn vị có hệ số tăng thu nhập tăng thêm từ 2-3 lần lương; 17 đơn vị có hệ số tăng thu nhập tăng thêm từ trên 3 lần lương. Trong đó, đơn vị có người có thu nhập tăng thêm cao nhất (56 triệu đồng/tháng) là Phòng Công chứng số 1 thuộc Sở Tư pháp Bình Định../.

Viết Hiền