Theo báo cáo, thời gian qua, được sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, nhất là vai trò tham mưu của Sở Tài chính Bình Định, cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005 và Nghị định số 117/2013 của Chính phủ đã được các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định thực hiện nghiêm túc, đạt được những kết quả khả quan.

Theo đó, trên cơ sở tổ chức bộ máy biên chế và kinh phí được giao khoán, các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định đã chủ động sắp xếp lại bộ máy tổ chức, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức theo từng vị trí việc làm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác. Đồng thời, nhiều cơ quan còn áp dụng quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhằm bảo quản, sử dụng tiết kiệm tài sản nhà nước, vừa phát huy được hiệu quả công việc, đáp ứng được yêu cầu công tác. Ngoài ra, các cơ quan còn thực hiện công khai tài chính, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ ở Bình Định có vai trò quan trọng của ngành Tài chính tỉnh. Trong ảnh: Trụ sở Sở Tài chính Bình Định.
Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ ở Bình Định có vai trò quan trọng của ngành Tài chính tỉnh. Trong ảnh là trụ sở Sở Tài chính Bình Định. Ảnh: V.H.

Kết quả, theo thống kê, chỉ tính riêng năm 2021 toàn tỉnh Bình Định có 220 đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ đã tiết kiệm được kinh phí. Cụ thể, tỷ lệ kinh phí tiết kiệm được so với kinh phí được giao thực hiện tự chủ bình quân đạt 3,2%.

                                                                                                                                                                                 Viết Hiền