Hội thảo “Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả SCTD-HCĐH trên biển” do Cục Biển và Hải đảo (B&HĐ) Việt Nam, Bộ Tài nguyen và Môi trường (TN&MT) tổ chức.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Viết Hiền.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Viết Hiền.

Tham dự Hội thảo có các vị: Nguyễn Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục B&HĐ Việt Nam; Đại tá Nguyễn Gia Khuất, Ủy ban Quốc gia Ứng phó Sự cố, Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn (ƯPSCTT&TKCN); Tiến sĩ Đỗ Huy Cường, Viện trưởng Viện Địa chất và Địa lý biển;Tiến sĩ Đỗ Văn Sen, Cục B&HĐ Việt Nam; Huỳnh Quang Vinh, Phó giám đốc Sở TN&MT Bình Định; Tiến sĩ Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó môi trường Việt Nam; Tiến sĩ Phạm Thị Gấm, Trưởng phòng, Phòng chính sách Pháp chế,,; cùng trên 50 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý thuộc Cục B&HĐ Việt Nam; Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN; Viện Địa chất và Địa lý biển; Trung tâm Ứng phó môi trường Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở TN&MT một số tỉnh miền Trung…

Ông Nguyễn Thanh Tùng phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: V.H
Ông Nguyễn Thanh Tùng phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: V.H

Phát biểu khai mạc Hội thảo “Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả SCTD-HCĐH trên biển”, ông Nguyễn Thanh Tùng đã nêu bật mục đích, ý nghĩa của Hội thảo, nhất là vai trò giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả SCTD-HCĐH trên biển.

Ông Phó cục trưởng Cục B&HĐ Việt Nam cho biết: Năm 2024, Bộ TN&MT được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ báo cáo việc tổng kết Quyết định 1862/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả SCTD-HCĐH trên biển. Quyết định 1862 bao gồm 21 nhiệm vụ, trong đó Bộ TN&MT chủ trì 12 nhiệm vụ, Bộ Công Thương chủ trì 5 nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và PTNT và Viện Hàn lâm KH&N Việt Nam mỗi đơn vị chủ trì 2 nhiệm vụ…

Kết quả, việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Quyết định số 1862/QĐ-TTg đã tạo cơ sở khoa học đẩy nhanh việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách và nâng cao năng lực trong lĩnh vực giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục SCTD-HCĐH trên biển; góp phần tạo ra được cơ sở lý luận, thông tin, dữ liệu phục vụ nghiên cứu, sử dụng trong quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển,thực hiện công tác giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả SCTD-HCĐH trên biển…

Tiến sĩ Đỗ Văn Sen trình bày tham luận. Ảnh: Viết Hiền.
Tiến sĩ Đỗ Văn Sen trình bày tham luận. Ảnh: Viết Hiền.

Tiếp đó, Hội thảo đã nghe một số báo cáo thamm luận của một số chuyện gia, nhà khoa học, nhà quản ly xung quanh vấn đề đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả SCTD-HCĐH trên biển.

Tiêu biểu trong số này là một số báo cáo tham luận: “Tình hình thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, hoá chất độc trên biển” (của Tiến sĩ Đỗ Văn Sen); “Đánh giá tình hình thưc hiện pháp luật về khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, hoá chất độc trên biển” (của Tiến sĩ Phạm Thị Gấm); “Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý trong xử lý SCTD-HCĐH trên biển” (của Đại tá Nguyễn Gia Khắt);  “Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ được giao, đề xuất kiến nghị” (của Tiến sĩ Đỗ Huy Cường); ”Thực tế triển khai thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương“ (của ông Huỳnh Quang Vinh); “Kinh nghiệm thực tiễn tăng cường năng lực phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên phạm vi toàn quốc” (của Tiến sĩ Phạm Văn Sơn)…

Đại tá Nguyễn Gia Khắt trình bày tham luận. Ảnh: V.H
Đại tá Nguyễn Gia Khắt trình bày tham luận. Ảnh: V.H

Báo cáo tham luận của Sở TN&MT Bình Định là một trong những báo cáo được các đại biểu quan tâm vì gắn với tình hình thực tế ở địa phương…

Theo đó, qua báo cáo ”Thực tế triển khai thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương“, ông Huỳnh Quang Vinh cho biết: Với hiện trạng cảng biển, cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, kho xăng dầu và các cửa hàng xăng dầu, cũng như vị trí địa ly vùng biển Bình Định… thì nguy cơ xảy ra SCTD từ các sự cố tai nạn giao thông, hàng hải, thiên tai.. là rất lớn…

Vì vậy, nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động ƯPSCTD trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bình Định đã xây dựng Kế hoạch số 108/KH-UBND “Về ƯPSCTD của tỉnh Bình Định”. Qua Kế hoạch 108, UBND tỉnh Bình Định xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của 7 sở, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố, nhằm triển khai có hiệu quả các hoạt động ƯPSCTD… Đồng thời, UBND tỉnh Bình Định cũng thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ƯPSCTD của 8 cơ sở và 3 tàu bán lẻ xăng dầu trên mặt nước…

Ông Huỳnh Quang Vinh trình bày tham luận. Ảnh: Viết Hiền
Ông Huỳnh Quang Vinh trình bày tham luận. Ảnh: Viết Hiền

Đáng lưu ý, để các hoạt động giám sát, đánh giá ruiro, khắc phụ và giải quyết hậu quả  SCTD trên biển đạt hiệu quả, Sở TN&MT Bình Định đã đề xuất và kiến nghị Bộ TN&MT và Cục B&HĐ Việt Nam 3 vấn đề:

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn các nhiệm vu liên quan của ngành TN&MT trong hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục SCTD, đảm bảo thống nhất từ Trung ương đến cấp huyện. Đề nghị phối hợp các co quan đề xuất Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN sửa đổi, hoàn thiện các quy định triển khai các nhiệm vụ ƯPSCTD và nhiệm vụ các cơ quan liên quan để tạo sự đồng bộ, thống nhất…

Xem xét, chỉnh sửa, bố sung hoặc thay thế Thông tư số 33/2018/TT-BTNMT để khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong việc lập kế hoạch khắc phục hậu quả SCTD trên biển.

Tăng cường tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng công chức tham mưu công tác quản lý tonghr hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường B&HĐ của các địa phương có biển (bao gồm nghiệp vụ giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả SCTD trên biển)…

Viết Hiền

  •  
  •  
  •  
  •  
  •