Tham dự Hội thảo có: GS.TS Đặng Nguyên Anh, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội; PGS.TS Lê Thanh Sang, Viện Khoa học & Xã hội vùng Nam Bộ; TS Nguyễn Việt Cường, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định); TS Lê Anh Tuấn, giảng viên Đại học Cần Thơ; cùng trên 50 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý một số tỉnh, thành miền Trung – Tây Nguyên; đại biểu Trường Đại học Quy Nhơn, Đại học Cần Thơ; lãnh đạo một số sở, ngành trên địa bàn tỉnh Bình Định.. 

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Viết Hiền)

Phát biểu khai mạc, GS.TS Đặng Nguyên Anh cho biết: Hội thảo có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với các tỉnh khu vực miền Trung & Tây Nguyên. Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành tại Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2019.

Bộ chỉ số được cầu trúc thành 2 nhóm: Nhóm 1 là “Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường", do UBND tỉnh tổ chức đánh giá; Nhóm 2 là “Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi  trường sống", do Hệ thống MTTQ đánh giá độc lập…

GS-TS Đặng Nguyên Anh phát biểu khai mạc Hội thảo.
GS.TS Đặng Nguyên Anh phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: V.H)

Trình bày tham luận “Bộ chỉ số thành phần về bảo vệ môi trường và ừng phó với biến đổi khí hậu”, GS.TS Lê Thanh Sang cho hay, Bộ chỉ số là Nhiệm vụ 10, thuộc Chương trình cấp Bộ - Xây dựng Bộ chỉ số đảm bảo an ninh quốc gia.

Theo đó, tham luận của GS.TS Lê Thanh Sang gồm có 5 nội dung: Mục đích, phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện; Cơ sở lý thuyết, nguyên tắc lựa chọn chỉ số và khung phân tích; Nguồn số liệu, các thuận lợi và hạn chế; Bộ chỉ số đề xuất và kết quả tính chỉ số tổng hợp; Một số vấn đề thảo luận và tham vấn ý kiến.

Đáng lưu ý, qua quá trình nghiên cứu, GS.TS Lê Thanh Sang đã phân tích những thuận lợi và hạn chế, khó khăn về nguồn số liệu. Chẳng hạn, có rất nhiều chỉ số trong các báo cáo đang thực hiện còn thiếu số liệu hoặc số liệu thiếu nhất quán. Bên cạnh đó là sự tiếu thống nhất về nội dung của một số tiêu chí và phân loại số liệu giữa các nguồn khác nhau. Đồng thời, việc đưa ra công thức tính toán với kết quả tính toán ở địa phương không tương thích. Ngoài ra là sự thiếu thống nhất giữa các địa phương trong cách hiểu và vận dụng…

Từ đó, GS.TS Lê Thanh Sang đưa ra một số vấn đề để các đại biểu thảo luận và tham vấn ‎ý kiến. Trong đó có một số vấn đề quan trọng, như:  Kết quả tính toán phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn có của số liệu do sự đứt đoạn, thay đổi và sự khác nhau về giá trị của các chỉ số khác nhau. Tính trung bình cho dãy số còn trống hay chỉ dựa trên số liệu hiện có;

Một số tiêu chí đã dạt được mục tiêu ở mức độ cao và trở nên ít tác động đến an sinh quốc gia dù có số liệu đầy đủ nên cần loại bỏ (hố xí hợp vệ sinh, xử lý nước thải ở khu công nghiệp, khu chế xuất...), trong khi một số tiêu chí khác rất quan trọng nhưng chưa có cơ sở dữ liệu…

Một số tiêu chí gộp chung nhiều nội dung (phế liệu nhựa, giấy, dầu thải và sắt thép) thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn để thu thập dữ liệu trong khi vấn đề chủ yếu hiện nay ở Việt Nam là rác thải nhựa thì không có số liệu…

Tiếp đó, Hội thảo đã được nghe một số tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà quẩn lý các đơn vị, địa phương. Tiêu biểu trong số này là các tham luận: “Kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường cấp tỉnh (PEPI) từ thực tiễn tỉnh Bình Đinh” (TS Nguyễn Việt Cường); “Các cơ chế chính sách quản ly và chia sẻ dữ liệu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện nay” (TS Lê Anh Tuấn, Đại học Cần Thơ); “Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ số thành phần môi trường của Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường cấp tỉnh từ thực tiễn Phú Yên trong năm 2022” (Ths Huỳnh Huy Việt, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Phú Yên)…

Viết Hiền

  •  
  •  
  •