Theo đó, thông qua việc tổ chức thực hiện phong trào này nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp ngành, tổ chức thành viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh tôn trọng, chấp hành pháp luật.
Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân phát hiện và tố giác tội phạm, hỗ trợ cơ quan chức năng tấn công trấn áp, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, không để tội phạm lộng hành. Đẩy mạnh Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới và các chương trình phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, ma túy...; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của tỉnh, phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Đồng thời, công tác tuyên truyền cần tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả. Chú trọng việc xây dựng, nhân rộng và phát huy mạnh mẽ hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản, tự phòng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm, nhất là ở địa bàn trọng điểm, phức tạp.
Tuyên truyền Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 13/02/2012 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Kế hoạch 156/KH-UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh về thực hiện chiến lược Quốc gia phòng chống ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030… nhằm làm cho mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn khu dân cư nâng cao ý thức cảnh giác, đoàn kết đấu tranh các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu dân cư.
Bên cạnh đó, công tác vận động, tập trung thực hiện tốt Đề án vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội gia đình và cộng đồng dân cư của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại cộng đồng dân cư.
Khuyến khích tổ chức các cơ sở dạy nghề, giải quyết việc làm để giúp đỡ người phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội trở về hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống gia đình ổn định. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức cho xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học, khu dân cư ký kết thực hiện đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; quản lý chặt chẽ các đối tượng bị quản thúc, quản chế..., làm tốt công tác đăng ký nhân hộ khẩu, công tác hướng dẫn, vận động người phạm tội ra đầu thú trước pháp luật.
Tập trung rà soát, lựa chọn, xây dựng các mô hình điển hình theo hướng tự quản tại khu dân cư phù hợp với tình hình, đặc điểm, phong tục, tập quán của mỗi địa phương như: Tổ tự quản, Tổ dân phố, Tổ hoà giải, Hội đồng an ninh trật tự, Tổ an ninh nhân dân, Đội thanh niên tình nguyện, Đội thanh niên xung kích...
Ngoài ra, phấn đấu đạt được ít nhất 75% khu dân cư được công nhận “không có tội phạm, ma túy và các tệ nạn xã hội” và được công nhận “khu dân cư văn hóa”; có trên 90% số hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”; phối hợp thực hiện chuyển hóa thành công ít nhất 80% tổng số địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội được lựa chọn chuyển hóa theo kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh.
PV